Tri thức về Truyện Kiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 40 - 43)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1.Tri thức về Truyện Kiều

Trong chương trình SGK Ngữ văn ở phổ thông hiện hành, tác phẩm

Truyện Kiều có một vị trí vô cùng quan trọng, được giảng dạy ở cả lớp 9 và

lớp 10. Với mỗi lớp học đó, trước khi học các đoạn trích tiêu biểu được chọn dạy trong chương trình, SGK đều có một bài khái quát. Sách ngữ văn lớp 9 hiện hành, tập 1, có bài khái quát “Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Ở bài học này, SGK, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng có những định hướng cơ bản về thể loại truyện Nôm nhằm giúp HS nhận diện và hiểu được đây là loại truyện viết bằng chữ Nôm, chủ yếu viết bằng thể thơ lục bát. Truyện Nôm bình dân hầu hết là không có tên tác giả; truyện Nôm bác học phần nhiều có tên tác giả. Cốt truyện trong truyện Nôm bác học thường được mượn từ tác phẩm văn học Trung Quốc hoặc do tác giả sáng tạo ra. Thể loại truyện Nôm được phát triển mạnh mẽ ở nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX. Đây là những kiến thức rất cơ bản về thể loại dành cho HS khi tìm hiểu về tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu nhất trong nền văn học dân tộc là Truyện Kiều. Song vấn đề cần bàn là ở chỗ: Tại sao truyện Nôm lại phát triển mạnh ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX? Truyện Nôm phản ánh những nội dung gì và có những nét đặc sắc về nghệ thuật như thế nào thì SGK Ngữ văn lớp 9 hiện hành chưa đề cập tới. Vì kiến thức về truyện Nôm mới chỉ được đưa vào rất ngắn gọn ở phần chú thích của bài khái quát.

Giới thiệu về Truyện Kiều, SGK Ngữ văn và sách chuẩn kiến thức, kĩ năng văn lớp 9 hiện hành hướng tới những nội dung cơ bản nhằm định hướng cho HS tiếp cận tác phẩm. Tác phẩm của Nguyễn Du được sáng tác dựa theo

cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du rất đặc biệt. Cốt truyện được tóm tắt theo 3 phần: gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ. Trên cơ sở đó, HS tìm hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tri thức về nội dung tác phẩm theo định hướng của chuẩn kiến thức, kĩ năng, HS cần nắm được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Về hình thức của tác phẩm, Nguyễn Du có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật... Trong SGK Ngữ văn lớp 10, bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Du có đề cập đến những tri thức rất khái quát về Truyện Kiều và những nội dung đó được định hướng cụ thể hơn trong sách chuẩn kiến thức kĩ năng. Theo hướng dẫn thực hiện của sách chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn lớp 10, phần về Truyện Kiều, cần chỉ rõ nguồn gốc cốt truyện và nhấn mạnh, Truyện Kiều không phải là một tác phẩm vay mượn của văn học Trung Quốc đơn thuần mà là một sáng tạo của Nguyễn Du để tạo ra một tác phẩm văn chương bất hủ. Sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

thể hiện ở 2 phương diện là nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, từ câu chuyện tình trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một “khúc ca đứt ruột”, nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm của nhà thơ trước “những điều trông thấy”. Sáng tạo về nghệ thuật trong Truyện Kiều thể hiện ở việc Nguyễn Du đã lược bỏ các tình tiết mưu mẹo, về báo oán... trong Kim Vân Kiều truyện và thêm vào tác phẩm của mình những đoạn tả cảnh, tả tình đặc sắc và thành công đặc biệt trong miêu tả nội tâm nhân vật. Trong bài học về Truyện Kiều, HS lớp 10 cần hướng tới hiểu được nội dung tư tưởng của Truyện Kiều (theo như định hướng về tri thức của sách chuẩn kiến thức, kĩ năng): Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người và là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép đối với xã hội tàn bạo lúc bấy giờ, qua đó thể hiện ước mơ về tự do và công lí của người xưa. Về nghệ

yêu cầu HS cần phải nắm được những nội dung như đã học ở lớp 9: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

Hệ thống tri thức về tác phẩm Truyện Kiều HS cần lĩnh hội được ở chương trình Ngữ văn lớp 9, lớp 10 là rất cần thiết và cơ bản. Nhưng có điều bất cập là ở cả hai lớp của 2 cấp học đều có bài khái quát về Nguyễn Du và

Truyện Kiều, dẫn đến một sự trùng lặp nhất định. Những trăn trở đó sẽ giúp

chúng tôi đề xuất ý kiến về phát triển chương trình SGK phổ thông, phần về

Truyện Kiều ở chương sau.

Các đoạn trích trong Truyện Kiều như đã thống kê ở chương 1 của luận văn, phần THCS lớp 9 học 4 bài, gồm: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân,

Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều báo ân báo oán. Chương trình Ngữ văn

THPT, lớp 10 học 4 bài: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề

nguyền. Đây là những đoạn trích tiêu biểu, đặc sắc của tác phẩm Truyện Kiều

được các nhà soạn sách lựa chọn đưa vào chương trình. Tìm hiểu các đoạn trích này, HS có được những tri thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về nội dung, các đoạn trích trên hướng tới thể hiện cảm hứng ngợi ca của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: Ca ngợi vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn của nàng Thúy Vân; Ca ngợi tài năng của con người như tài cầm, kì, thi, họa của Kiều; Vẻ đẹp của khí phách anh hùng qua hình tượng nhân vật Từ Hải; Vẻ đẹp đạo đức, nhân cách con người; Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, ... Đồng thời, tiếng nói nhân đạo của tác phẩm cũng được thể hiện rất sâu sắc qua các đoạn trích trên: Thương xót cho cái đẹp bị đày đọa, vùi dập, con người tài, sắc như Kiều không được hưởng hạnh phúc... Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, Chí khí anh hùng, HS đồng cảm được khát vọng của nhân vật về một xã hội công bằng, có những người anh hùng sẵn sàng dang tay cứu nhân dẹp loạn... Với tất cả 8 bài học về đoạn trích trong Truyện Kiều như trên ở cả hai cấp học, các em HS có được những

tri thức cần thiết về tác phẩm, có được tình yêu, sự đồng cảm với Nguyễn Du

Truyện Kiều.

Về nghệ thuật, các đoạn trích Truyện Kiều trong SGK ngữ văn lớp 9, lớp 10 hiện hành đã thể hiện rõ được sự tài hoa của Nguyễn Du. Đó là nghệ thuật kể chuyện khéo léo, tài tình với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Các đoạn trích ở lớp 9 đã thể hiện sự thành công của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh, tả người, tả tình, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Các đoạn trích ở lớp 10 thể hiện rất sâu sắc, tài hoa nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với những giằng xé trong tâm hồn để nhân vật hiện lên rất gần gũi với chúng ta. Ở bất kì đoạn trích nào về Truyện Kiều trong chương trình HS cũng đều cảm nhận được sự tài hoa của Nguyễn Du khi sử dụng kết hợp hài hòa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

Với số lượng đoạn trích như vậy khi học về Truyện Kiều, với thời lượng của chương trình dành cho Truyện Kiều ở các lớp khá đảm bảo, để cung cấp cho HS những tri thức về Truyện Kiều như trên là đầy đủ, toàn diện và sâu sắc. Nhưng với yêu cầu của giáo dục trong tình hình mới, dạy học nhằm hướng tới phát huy năng lực cho người học, cần phải có cách nhìn nhận lại để những tri thức bài học về Truyện Kiều thực sự hữu ích với các em HS, vừa giúp nâng cao tri thức, vừa hoàn thành nhân cách cho học trò tuổi mới lớn. Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về tri thức Truyện Kiều trong chương trình SGK Ngữ văn phổ thông hiện hành, chúng tôi có cơ sở để đưa ra những đề xuất về phát triển chương trình phần thể loại truyện Nôm ở chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể loại truyện nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông (Trang 40 - 43)