3.3.3.1. Kích thức mẫu khảo sát
Tùy vào nhu cầu và mục đích của chúng ta đối với những dữ liệu thu thập được thì kích thước mẫu cũng sẽ khác nhau. Đối với vấn đề nghiên cứu càng đa dạng, phức tạp thì kích thước mẫu cần thu thập càng lớn, không chỉ vậy, việc có mẫu nghiên cứu càng lớn sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu có độ chính xác càng cao.
Theo Ajzen (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá EFA cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, trong nghiên cứu này có 26 biến quan sát, do đó kích thước tối thiểu n= 130 mẫu, để tiến hành phân tích hồi quy, công thức kinh nghiệm thường dùng là n >= 8m+50 (Nguyễn Đình Thọ-2011), theo công thức này thì n= 8*5+50 = 90 mẫu (m là số biến độc lập), do đó, cỡ mẫu tối thiểu là 130 mẫu. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc nên tác giả đã gửi 250
bảng hỏi để thu thập đủ mẫu và để mẫu mang tính đại diện cao. Thang đo Likert 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý đã được sử dụng để thiết kế bản câu hỏi. Trong đó, mức 1- hoàn toàn không đồng ý, 5- hoàn toàn đồng ý, 3- mức bình thường.
3.3.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Bởi vì giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu nên để đảm bảo số lượng mẫu để thực hiện nghiên cứu, tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên mẫu theo phương pháp thuận tiện phi xác suất. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu này cũng có những ưu điểm nhất định như tính đại diện cao, ít tốn kém, và có thể tiếp cận được đối tượng chính xác.
Để có đủ lượng mẫu cần thiết, tác giả tạo bảng khảo sát thông qua Google Form, bảng hỏi và gửi qua email.