Chi phí dịch vụ

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng tàu của các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM (Trang 97 - 98)

Khi các yều cầu cơ bản được thỏa mãn thì quyết định lựa chọn hãng tàu của khách hàng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí dịch vụ và các hãng tàu hiện nay cũng xây dựng các chiến lược cạnh tranh dựa vào yếu tố giá. Giữa các hãng tàu có cùng chất lượng, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn hãng tàu có chi phí thấp hơn. Với hệ số Bê-ta chưa chuẩn hóa là 0,128 và giá trị trung bình của các yếu tố trong nhóm nhân tố chi phí dịch vụ có giá trị nằm trong khoảng 4,03 đến 4,27, các khách hàng khá đồng tình với nhân tố này

Các hãng tàu lớn với tiềm lực kinh tế mạnh có thể dùng số lượng hàng lớn để bù qua cho chi phí, tạo nên mức giá cạnh tranh trên thị trường, vô hình chung khiến các hãng tàu nhỏ chạy theo mức giá thấp, không thể có lợi nhuận để duy trì hoạt động, buộc phải ngưng một vài tuyến và tập trung khai thác các tuyến mạnh nhằm cân bằng chi phí. Việc này giúp các hãng tàu lớn độc quyền các tuyến quốc tế, khách hàng sẽ không có sự lựa chọn và buộc phải sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp duy nhất.

Để tránh tình trạng này, các hãng tàu cần tập trung vào các khách hàng có lượng hàng lớn, mật độ đóng hàng cao, chi phí linh hoạt, chấp nhận lợi nhuận thấp để duy trì hoạt động và giữ chân khách hàng. Khi khách hàng đã quen với dịch vụ của công ty, các hãng tàu có thể chuyển đổi chi phí dịch vụ sang chi phí cước để tăng lợi nhuận.

Vào thời điểm chi phí xăng dầu tăng, các hãng tàu cần tăng chi phí dịch vụ nhằm cân bằng lợi nhuận, tuy nhiên, do cạnh tranh của thị trường, giá cước cần phải hạ xuống dẫn đến tình trạng chi phí tăng giảm theo từng tháng, gây khó khăn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng cũng như xây dựng kế hoạch đóng hàng, đồng thời, buộc nhân viên kinh doanh của hãng tàu vào tình huống khó xử, chào giá thấp vào tháng trước nhưng khi khách đặt chỗ thực tế thì giá đã thay đổi, làm giảm uy tín cũng như thiện cảm của khách hàng.

Để tránh tình huống này, hãng tàu cần đưa ra chính sách giá cụ thể, chào giá ngắn hạn, mặc dù sẽ gây khó khăn cho khách hàng do phải kiểm tra giá thường xuyên nhưng sẽ hạn chế việc chênh lệch giá, nhất là khoảng thời gian cao điểm.

Đưa ra các nhóm gói cước linh hoạt đi kèm với thời gian lưu kho, lưu bãi, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, với giá thấp, khách hàng phải cam kết giải phóng hàng hóa đúng hạn, tránh việc chiếm dụng cont và nằm dài ngày tại cảng, với những khách hàng chấp nhận giá cao, có thể ưu tiên chỗ trên tàu mẹ và thời gian làm thủ tục nhận hàng có thể dài hơn.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng tàu của các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)