0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HÃNG TÀU CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 56 -57 )

3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Để tránh tạo ra những nhân tố giả khi phân tích nhân tố khám phá EFA cần phải kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha đối với từng nhân tố. Đây là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Sau khi kiểm định chúng ta cần loại những biến không đạt yêu cầu và giữ lại những biến đạt yêu cầu cho những phân tích tiếp theo.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Mức giá trị hệ số mà các nhà nghiên cứu cho rằng là có thể chấp nhận như sau:

- Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

- Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt. - Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

Trên lý thuyết, nếu hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị cao nghĩa là thang đo đó sẽ có độ chính xác cao. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn, cụ thể là trên 95% thì có khả năng các biến trong thang đo không có sự khác biệt, đây được gọi là hiện tượng trùng lắp trong thang đo. Để giải quyết vấn đề này,

chúng ta cần phải xác định thêm hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Corrlation).

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với giá trị trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì mức tương quan giữa một biến với các biến khác trong cùng một nhóm sẽ cao, khi hệ số này thấp nghĩa là sự tương quan giữa các biến trong cùng một nhóm cũng thấp. Nếu hệ số tương quan biến tổng của hệ số nào có giá trị nhỏ hơn 0,3 thì cần bị loại khỏi mô hình.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HÃNG TÀU CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 56 -57 )

×