Phương pháp phổ tổng trở điện hóa (EIS)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác MoS2rGO biến tính với Mn và ứng dụng cho quá trình quang phân hủy rhodamine B trong vùng ánh sáng khả kiến (Trang 66 - 67)

* Nguyên tắc:

Khi đưa một tín hiệu điện thế xoay chiều hình sin có biên độ nhỏ Eo, tần số

góc ω = 2πf vào một hệ điện hóa, trong mạch sẽ xuất hiện một dòng điện phản hồi

hình sin có biên độ Io cùng tần số góc ω nhưng lệch pha một góc θ so với thế đặt

vào.

E = Eo sinωt (2.13)

I = Io sin (ωt + θ) (2.14)

Theo định luật Ohm có thể định nghĩa tổng trở Z như sau:

Z(ω) là một vectơ có modun và góc lệch pha θ.Z(ω) là một hàm phức:

với θ = arctg( ); (Z’) là phần thực của tổng trở, (Z”) là phần ảo của

tổng trở.

Khảo sát đặc tính tần số Z = Z(ω) sẽ cho phép xác định các đại lượng , Zr,

Zi và góc lệch pha . Các kết quả nhận được thường được biểu diễn dưới dạng phổ:

dạng Nyquist , dạng Bode hay

hoặc , với Y’ = Re(1/Z) = Zr/ 2; Y” = Im(1/Z) = - .

Bất kì một hệ điện hóa nào cũng có thể biểu diễn bằng một sơ đồ mạch tương đương gồm có các điện trở và các tụ điện. Bằng cách quét tần số một cách liên tục từ giá trị cao đến thấp trong một khoảng rộng với thế một chiều cố định, đường phổ trở kháng phức (Z” với Z’) thực nghiệm sẽ được xử lý và mô phỏng bằng một mạch điện tương đương mà mỗi phần tử của mạch sẽ đại diện cho một tính chất điện của

(2.15)

(2.16) (2.17) (2.18)

53

hệ điện phân. Giá trị của các phần tử mô phỏng sẽ được các phần mềm xử lý, tính toán đưa ra. Do chỉ đưa vào hệ một tín hiệu nhỏ tuần hoàn hình sin nên luôn được giữ ở trạng thái cân bằng.

* Thực nghiệm:

Các mẫu vật liệu được đo trên máy Autolab 86590 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng xúc tác MoS2rGO biến tính với Mn và ứng dụng cho quá trình quang phân hủy rhodamine B trong vùng ánh sáng khả kiến (Trang 66 - 67)