Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông phan thanh long xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác thuộc Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có 29.853 trang trại (tăng 9.433 trang trại so với năm 2011). Trong đó, có 7.641 trang trại trồng trọt (chiếm 25,6%), 14.551 trang trại chăn nuôi (48,74%), 4.241 trang trại thủy sản (14,21%), 3.276 trang trại tổng hợp (10,97%), 144 trang trại lâm nghiệp (0,48%).

Trang trại phân bổ theo vùng như sau. Khu vực ĐBSH có 6.914 trang trại (23,16%), Đông Nam Bộ 6.723 trang trại (22,52%), ĐBSCL 6.496 trang trại (21,76%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 3.151 trang trại (10,55%), Trung du và miền núi phía Bắc 3.254 trang trại (10%).

Các địa phương mới cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 7.825 trang trại, chiếm hơn 26% tổng số trang trại cả nước. Các trang trại đang sử dụng tổng diện tích đất là 133.826,6 ha, như thế bình quân một trang trại có 4,54 ha đất.

Đất sản xuất là vấn đề khó khăn nhất của trang trại hiện nay. Nguyên nhân là việc quy hoạch đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển nhượng ruộng đất để làm kinh tế trang trại còn chậm chưa được giải quyết đã làm hạn chế vấn đề khai thác tiềm lực phòng phú ở nhiều địa phương để phát triển vùng kinh tế trang trại.

Khó khăn về đất sản xuất còn dẫn đến khó tiếp cận tín dụng, hiện có đến 70% số trang trại đang kinh doanh bằng vốn tự có hoặc tự huy động vốn. Trang trại đa số quy mô nhỏ, thiếu vốn dẫn đến sử dụng nhiều lao động, cơ giới hóa trong trang trại chưa được chú trọng, hiệu quả kinh tế thấp

Về quy mô và số lượng: Khu vực Trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít. Số lượng trang trại tăng chậm việc phân bố cũng không đồng đều ở các lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào các trang trại chăn nuôi.

Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất còn thấp.

Về khoa học công nghệ: Còn nhiều trang trại chưa bắt kịp công nghệ mới trong sản xuất, chế biến bảo quản còn nhiều hạn chế. Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao mới chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định

Trình độ quản lý và sản xuất của trang trại: Chủ trang trại đa số chưa được đào tạo chuyên môn về quản lý, kinh tế nên khả năng quản lý sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản còn hạn chế.

Việc phát triển kinh tế trang trại đang có sự chuyển biến rõ rệt trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. Các trang trại tạo ra quy mô sản xuất tập trung, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông phan thanh long xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w