Kinh nghiệm của địa phương khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông phan thanh long xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 29)

2.2.2.1. Kinh nghiệm ở Brazil

Nền kinh tế Brazil cũng chịu tác động mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng các nhân tố cốt lõi, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp vẫn đứng vững suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, chính trị và hệ thống kinh tế vĩ mô của Brazil được đánh giá là khá ổn định cũng góp phần đảm bảo duy trì tăng trưởng cao.

Nông nghiệp Brazil đang thay đổi từng ngày. Diện tích đất hoang giảm thiểu, thay bằng những nông trại trù phú. Mật độ các công ty lớn sẽ bắt đầu chi phối thị trường trong và ngoài nước Trước kia, việc mở rộng các bãi cỏ chăn thả gia súc chủ yếu diễn ra ở những vùng đất hoang như Sao Paulo, Goias và Mato Grosso. Những năm 70, số lượng cá thể gia súc đã tăng lên 5%/năm. Từ đó, chính phủ bắt đầu khoanh vùng khu vực sản xuất tiềm năng nhất để tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Trung tây Brazil trở thành vùng có số lượng gia súc lớn nhất nước. Hoạt động chăn nuôi lan rộng sang khu vực rừng Amazon do có

nhiều đồng cỏ xanh tốt, màu mỡ, chi phí đất đai rẻ. Ngày nay, ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc tập trung chủ yếu ở vùng Bắc và Trung tây Brazil. Ở miền Bắc, ngành công nghiệp chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa, trong khi đó, miền Nam lại được định hướng tập trung nuôi gia súc lấy sữa và thịt xuất khẩu sang Trung Đông, Trung Quốc và Mỹ.

2.2.2.3. Kinh nghiệm Hoa Kỳ

Sản xuất theo hợp đồng xuất hiện ở Hoa Kỳ từ rất sớm và đây cũng là nền tảng phát triển giao dịch giao sau. Trước khi hình thành Sở giao dịch hàng hóa Chicago thì những nông dân ở Chicago đã áp dụng sản xuất theo hợp đồng đối với mặt hàng lúa mỳ và bắp. Sản xuất theo hợp đồng (contract farming/production contract) ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ. Năm 1969, sản xuất theo hợp đồng chỉ chiếm 11% tổng giá trị sản xuất; năm 1991, 28%; năm 2001, 36% và đến năm 2003 tăng lên 39% . Sản xuất theo hợp đồng chủ yếu là hợp đồng trực tiếp giữa trang trại và nhà chế biến (processor). Ở Hoa Kỳ cũng có mô hình hợp đồng giữa trang trại và HTX, nhưng HTX của Hoa Kỳ thực hiện chức năng chế biến và tiêu thụ trực tiếp, không phải là chủ thể trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân. HTX đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản. Năm 1998, HTX tiêu thụ 86% giá trị sản xuất của trang trại đối với sản phẩm sữa; 41% bông vải; 40% ngũ cốc và hạt có dầu và 20% rau quả . Đối với trang trại lớn sản xuất hàng hóa thì tỷ trọng trang trại ký hợp đồng trên tổng số trang trại năm 2001 chiếm 41,7% và năm 2003 chiếm 46,7%. Đối với trang trại có quy mô doanh số hơn 1 triệu USD, tỷ trọng trang trại ký hợp đồng là 64,2% (2003) và giá trị sản xuất 53,4% (2003). Tỷ trọng giá trị sản xuất theo loại hợp đồng và loại hàng hóa có khác nhau. Ví dụ, ngành chăn nuôi gia cầm và trứng, giá trị sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng chiếm 87,2% (2003) trong tổng giá trị sản xuất của ngành, nhưng ngành rau củ thấp nhất chỉ chiếm 1,1% (2003).

Khác với nhiều quốc gia đang phát triển, việc sản xuất theo hợp đồng đều do người mua và người bán quyết định theo cơ chế thị trường. Nhà nước không có chính sách hỗ trợ để người mua và người bán ký kết hợp đồng.

Mặc dù thị trường nông sản dựa trên giao dịch giao ngay còn chiếm tỷ lệ đáng kể khoảng 50% giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng xu hướng sản xuất theo

hợp đồng ở Hoa Kỳ đang tăng lên. Kết cấu hạ tầng giao thông đã quyết định sự thay đổi của hệ thống phân phối thúc đẩy chuyển giao dịch giao ngay sang sản xuất theo hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm. Các tập đoàn bán lẻ xây dựng các "siêu trung tâm" (supercenter) cũng thúc đẩy việc sản xuất theo hợp đồng. Ngoài ra, quy mô trang trại và nhà máy chế biến lớn nên các nhà sản xuất và chế biến phải thực hiện sản xuất theo hợp đồng để đảm bảo nông sản sản xuất ra tiêu thụ được và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến.

2.2.2.4. Kinh nghiệm ở Thái Lan

Chính sách đa dạng hóa sản phẩm được Chính phủ Thái Lan thực hiện nhằm giảm bớt rủi ro thị trường về giá, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước, khai thác hết nội lực về vốn và lao động trong nước. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã phản ảnh rõ nét định hướng phát triển thương mại đa dạng hóa và phát huy lợi thế so sánh. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan có sự thay đổi gia tăng mạnh các sản phẩm chăn nuôi, cao su, cây ăn quả, và giảm đáng kể các sản phẩm lúa gạo, ngô, sắn, đậu tương.

Chính phủ khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài tập trung vào công nghiệp chế biến cao su và thủy sản, làm gia tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Các nhà máy chế biến của các hộ gia đình được khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt Thái Lan còn cung cấp các ưu đãi đầu tư qua chính sách thuế và tín dụng ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới như Ai Cập, Nam Phi. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách thu thuế thấp, giảm hoặc miễn thuế cho nông dân và coi đó là khoản đầu tư cho nông nghiệp. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện nâng cao mức sống của nông dân, tăng tích lũy từ trong nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, hạn chế thất nghiệp đối với lao động nông thôn và hạn chế dòng người rời bỏ nông thôn ra thành thị

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Mô tả khái quát về địa bàn và cơ sở thực tập

3.1.1. Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn ông Phan Thanh Long

3.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của trang trại qua các năm

Ngày 22 tháng 10 năm 2006, gia đình tiến hành cho xây dựng trang trại với tổng diện tích trang trại là 24.000m2 với quy mô 5.000 con lợn chất lượng cao. Tháng 12 năm 2006 trang trại Ông Phan Thanh Long xây dựng xong và chuyển sang giai đoạn dọn dẹp, chuẩn bị chuồng nuôi để nhập lợn theo đúng như kế hoạch định hướng phát triển của trang trại. Khu đất để xây dựng trang trại trước đây là đất nông nghiệp canh tác nhiều năm không đem lại hiệu quả nên được phép chuyển đổi. Khu chuồng trại chăn nuôi lợn riêng biệt diện tích 3432m2 trong đó có 2 chuồng kép 1.500m2 với quy mô 2.500 con lợn thịt/lứa. Xây dựng một khu các công trình phục vụ công tác điều hành và vận hành hoạt động của trang trại gồm nhà điều hành, nhà ở công nhân, nhà khử trùng, kho chứa, bể nước, sân và đường giao thông nội bộ. Xây dựng một khu các công trình phục vụ đảm bảo vệ sinh môi trường gồm hệ thống xử lý biogas, ao sinh học, bể lắng cát và diện tích đất trồng cây. Chuồng trại được xây dựng trên nguyên tắc sạch sẽ, khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để giảm tối thiểu các bệnh về hô hấp ở lợn. Xa các môi trường xung quanh nên trong công tác phòng dịch cũng thuận lợi hơn, tránh lây lan dịch bệnh, để chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn được tốt nhất

Ngày 13 tháng 02 năm 2007, trang trại Ông Phan Thanh Long chính thức ký hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với sự điều hành, quản lý của chủ trang trại.

Ao cá Ao cá Ao cá Bioga Ao sinh học Trạm biến áp Nhà điều hành Nhà ở công nhân C ổn g kho thuốc N. sát trùng Bể nước C4 Kho cám C ổn g Ao cá

Hình 3.1: Sơ đồ trang trại

3.1.1.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển của trang trại

* Những điểm mạnh :

- Khi tham gia vào hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn C.P cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vaccine và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bao tiêu đầu ra. Vì vậy khi ký hợp đồng với công ty người dân sẽ an tâm trong quá trình chăn nuôi, sản phẩm chất

lượng cao, đầu ra dễ dàng và ít rủi ro

-Trang trại được công ty hỗ trợ nhân viên kỹ thuật riêng, thức ăn, thuốc thú y nên dịch bệnh cũng được chữa trị kịp thời và các rủi do về dịch bệnh cũng ít hơn.

- Nguồn giống của trang trại là giống lợn nai siêu nạc do Công ty TNHH đầu tư và phát triển chăn nuôi lợn C.P cung cấp luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng về chất lượng giống.

-Kĩ sư có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm nhiều năm công tác và có trách nhiệm với công việc.

- Công nhân trong trang trại cần cù, chịu khó và đoàn kết với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

-Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi nên cơ sở vật chất của trang trại cũng được trang bị đầy đủ.

- Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn của trang trại

* Những điểm yếu :

-Điều kiện thời tiết và khí hậu nhiều lúc còn chưa ổn định nên hay có dịch bệnh xảy ra.

- Giá gia công còn thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của trang trại là chưa cao.

- Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên trang trại vẫn còn gặp khó khăn về xử lý môi trường.

- Lao động của trang trại phần lớn chưa qua đào tạo nên quá trình chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.

* Những cơ hội :

+ Ổn định và phát triển nghành chăn nuôi heo bền vững.

+ Có tiềm năng phát triển mở rộng quy mô của trang trại tăng số lượng lợn chăn nuôi.

* Những thách thức :

+ Thách thức lớn nhất trong ngành chăn nuôi heo là về các loại dịch bệnh như dịch tai xanh, dịch tả châu phi, là vấn đề rất nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi hiện nay vì chưa có thuốc và vaccine rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế cả trang trại

+ Hiện nay dịch covid 19 diễn biến cũng rất phức tạp. Gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng dịch của cả người và việc chăm sóc chăn nuôi

heo thêm ngày càng khó khăn hơn, việc tiêu thụ sản phẩm của khu vực hầu như là rất thấp.

+ Cạnh tranh với các sảm phẩm khác cùng trên thị trường về giá cả vệ sinh an toàn thực phẩm

3.1.1.3. Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động của trang trại Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại

Công ty CP Việt Nam

Chủ trang trại

Quản lý

Kỹ sư

Công nhân

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021) Trang trại khi tham gia vào chăn nuôi gia công cần phải có diện tích

phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.

Trang trại chăn nuôi gia công ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn

và chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó công ty cũng chịu trách nhiệm thu mua lợn của trang trại khi đến giai đoạn xuất chuồng.

Ưu điểm của mô hình tổ chức trang trại nuôi lợn gia công:

+ Liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa trang trại với Công ty CP Việt Nam theo chuỗi giá trị sẽ giúp sản xuất ổn định, bền vững và hạn chế rủi ro.

+ Công tác tổ chức và quản lý hoạt động của trang trại khoa học, đảm bảo tính hệ thống và logic, cẩn thận chu đáo từ những việc nhỏ nhất để kiểm soát dịch bệnh và đạt mục tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Cách sắp xếp tổ chức lao động có kế hoạch cụ thể, đảm bảo tính hợp lý để đạt năng suất lao động cao nhất.

+ Áp dụng các máy móc và tiến bộ công nghệ mới trong sản xuất để giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

+ Các hoạt động và vấn đề phát sinh hàng ngày tại trang trại đều được ghi chép bởi kỹ sư và quản lý, báo cáo chủ trang trại hoặc Công ty khi cần thiết.

3.2. Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập

3.2.1. Quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại

* Quy trình chăn nuôi gia công

Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại

Công ty TNHH đầu tư và phát triển C.P cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú y - Kỹ thuật

Trang trại Nguyễn

Thái Long: -Chăn nuôi lợn thịt gia công

- Xây dựng trang trại

và đầu tư trang thiết bị

- Tự chủ về chi phí Thị trường chế biến và tiêu thụ: - Thị trường chế biến và tiêu thụ trong nước - Thị trường xuất khẩu…..

3.2.2. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại

Sơ đồ chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công của trang trại:

Hình 3.4: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Phan Thanh Long

Công ty CP Việt Nam

Trang trại Phan Thanh Long

Công ty CP Việt Nam

Nội địa (100%) Xuất khẩu (0%)

Cơ sở giết mổ Cơ sở chế biến

Hộ bán lẻ Thị trường Siêu thị, cửa hàng

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021) Như vậy khi kí kết hợp đồng với công ty chăn nuôi CP sẽ được công ty chịu trách nhiệm về hệ thống đầu ra của sản phẩm. Sản phẩm của trang trại sẽ qua các cơ sở giết mổ và chế biến được tiêu thụ 100% ở trong nước.

3.2.3. Quy trình phòng dịch bệnh và thức ăn cho lợn tại trang trại

* Những công việc cụ thể :

* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng

- Để phòng dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, ngoài kiểm soát nguồn giống lợn và thức ăn thì quy trình phòng dịch tại trang trại gồm:

+ Toàn bộ đường đi ở cổng trang trại vào bên trong trại được rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần.

+ Có xây dựng hố sát trùng tại cổng trang trại: Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần.

+ Máy sát trùng ở cổng trại: Máy sát trùng phải hoạt động tốt, pep phun tơi đều. Bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400. Các phương tiện vào trang trại đều phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 30 phút sau

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trang trại nuôi lợn gia công của ông phan thanh long xã phúc thuận, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w