Quản lý rủi ro trong việc phát triển cho vay tiêu dùng tại Agribank

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động kinh tế gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế. Đó là việc NHTM sử dụng nguồn vốn huy động để cung cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có tính

hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan.

Vì vậy, khi các cá nhân vay vốn tiêu dùng gặp rủi ro thì tất yếu dẫn đến rủi ro cho các TCTD nhƣ ngân hàng, nơi cấp tín dụng cá nhân cho các tổ chức, doanh nghiệp. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng nhƣ bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thƣơng mại, cho vay ở thị trƣờng liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ,...Và rủi ro tín dụng có thể do bản thân ngân hàng gây ra, cũng có thể thuộc về phía khách hàng, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.

Theo khoản 1 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Các quy luật kinh tế đã chứng minh: lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Để phát triển ổn định thì việc hạn chế rủi ro (nhất là rủi ro tín dụng) là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.

1.4.2. Các loại hình rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, việc sử dụng cách phân loại nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, mục đích quản lý. Đối với ngân hàng, việc phân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thiết kế chính sách, quy mô, thủ tục và cả mô hình tổ chức nhằm đảm bảo nhận biết đầy đủ các yếu tố làm phát sinh rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu.

việc quản lý rủi ro hiệu quả. Nếu phân loại theo đối tƣợng sử dụng thì có thể chia làm 3 nhóm chính là: rủi ro khách hàng cá thể, rủi ro công ty/tổ chức kinh tế, rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.

Nếu phân theo phạm vi thì có thể chia ra làm hai loại: rủi ro giao dịch đơn lẻ và rủi ro hệ thống. Rủi ro giao dịch đơn lẻ có thể hiểu là rủi ro gắn với giao dịch cụ thể nào đó, nhƣ với một khoản vay của một khách hàng. Loại rủi ro này gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của một khoản vay/khách hàng. Trong khi đó, rủi ro hệ thống là rủi ro gắn với một nhóm khách hàng, chẳng hạn đối với một ngành hoặc thậm chí cả một nền kinh tế.

Loại rủi ro này mang tính chất vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản lý danh mục tín dụng. Nếu phân loại theo giai đoạn phát sinh rủi ro, thì có thể có các loại rủi ro nhƣ: rủi ro thẩm định – tức là thẩm định sai khách hàng, rủi ro khi cho vay – chẳng hạn nhƣ giải ngân sai mục đích làm cho khoản vay không phát huy hiệu quả, hay rủi ro trong khi quản lý, xử lý thu nợ. Ngoài ra, phân loại theo sản phẩm thì có rủi ro của các sản phẩm nội bảng (cho vay, thấu chi, chiết khấu), rủi ro của các sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thƣơng mại nhƣ L/C, bảo lãnh. Những sản phẩm khác nhau với những đặc thù khác nhau sẽ cấu thành nên các loại hình rủi ro khác nhau, do đó đòi hỏi có sự thay đổi trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng một cách tƣơng ứng.

1.4.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank

Rủi ro tín dụng mang tính bị động: Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng, ngân hàng có sự chuyển giao về vốn giữa ngân hàng và khách hàng, có sự tách rời về quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn sau một thời gian nhất định.

Do vậy nếu khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, sai mục đích vay… thì có thể dẫn đến rủi ro cho khách hàng và chính là rủi ro cho ngân hàng. RRTD luôn gắn liền với hoạt động của NHTM. Do thông tin bất cân xứng giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay nên luôn có một mức độ rủi ro khi nghiệp vụ tín dụng phát sinh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chịu nhiều tác động do các yếu tố chủ quan cũng nhƣ khách quan.

hàng trong việc thu hồi vốn và lãi. RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của RRTD do đặc trƣng ngân hàng là ngân hàng trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và xử lý RRTD phải chú đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. RRTD có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM.

1.4.4. Nội dung rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank

1.4.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank a. Nhận diện RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng:

Nhận diện RRTD chính là việc mà các ngân hàng xác định một cách liên tục và hệ thống. Bất cứ khoản tín dụng nào của Agribank đều có thể xảy ra vấn đề, việc các ngân hàng nhận biết sớm các vấn đề đó và đƣa ra các giải pháp theo dõi các khoản tín dụng nhanh chóng giúp giảm thiểu thiệt hại cho Agribank.

Các dấu hiệu, các cảnh báo sẽ là thông tin giúp cho NH phát hiện, đồng thời có đƣợc các giải pháp giải quyết các vấn đề tốt nhất. Hiện nay, các dấu hiệu dùng để nhận biết RRTD đƣợc sử dụng phổ biến thƣờng đƣợc tập trung hai các vấn đề của các khách hàng chính đó là: Dấu hiệu về tài chính, dấu hiệu về phi tài chính.

Để nhận biết RRTD, những công việc mà các ngân hàng cần phải làm là: - Phân tích danh mục tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng

Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết các rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục.

- Phân tích và đánh giá về khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

Việc phân tích này nhằm giúp cho các ngân hàng phát hiện các rủi ro trong từng khách hàng cá nhân, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này đƣợc diễn ra từ khi các cán bộ bắt đầu tiếp xúc, phân tích, đánh giá các khách hàng cá nhân.

Ngân hàng cần thu thập các thông tin rồi phân tích theo các tiêu chí cụ thể về định lƣợng và định tính về rủi ro tín dụng để có thể có những kết luận về tình trạng của khách hàng cá nhân.

Các tiêu chí định tính về RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng:

Các tiêu chí này dùng để đánh giá các khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, xem xét liệu ngƣời vay có thiện chí và khả năng thanh toán cho ngân hàng hay không.

Một số tiêu chí định tính dùng để đánh giá khách hàng cá nhân nhƣ là: tƣ cách khách hàng, năng lực của của khách hàng, thu nhập của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay,...Qua các chỉ tiêu này, Agribank có thể đánh giá khách quan tình trạng của khách hàng cá nhân, từ đó có thể có hạn chế đƣợc tối đa RRTD đối với ngân hàng.

Các tiêu chí lượng hoá về rủi ro tín dụng:

Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá các khách hàng cá nhân, dựa vào các nguồn dữ liệu thông tin khác mà các cán bộ thu thập đƣợc, các cán bộ tín dụng thực hiện các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Thu thập, xử lí và phân tích tài chính khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng.

- Bƣớc 2: Xử lý, phân tích các thông tin đã thu đƣợc

Các cán bộ sẽ sàng lọc các thông tin thu đƣợc để tiến hành phân tích, từ đó để làm cơ sở để đánh giá năng lực về tài chính, thanh toán nợ cho Agribank của các khách hàng để có thể quyết định cho vay.

- Bƣớc 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

Ngân hàng xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng dựa vào các thông tin đã xử lí đƣợc thông qua các biểu hiện của các khách hàng, các công cụ phát hiện và phân tích RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng.

Bảng 1. 1 Nguy cơ rủi ro đối với khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

STT Các loạirủi ro Biểu hiện của các khách hàng Các công cụ phát hiện và phân tích RRTD

1 Rủi ro vềhoạt động

- Các khách hàng quản lý hoạt động không hiệu quả gây thất thoát tài sản, gây lỗ. - Hoạt động của các khách hàng không

hợp lý làm tăng chi phí và gây lỗ. - Sự gián đoạn hoạt động do hỏng hóc

về công nghệ.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh không

Phân tích định tính các thông tin: - Trình độ học vấn, kinh nghiệm công

tác của đội ngũ quản lý. - Cơ cấu tổ chức

- Năng lực điều hành của khách hàng - Đạo đức của ngƣời đứng đầu

vào,

hiệu quả đầu ra)

2 Rủi ro về tài chính

- Vốn vay NH lớn với sự thay đổi về lãi suất thay đổi khiến chi phí lãi vay của khách hàng cá nhân biến động.

- Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ thực tế.

- Rủi ro về tỷ giá

- Phân tích định lƣợng, đánh giá các số liệu về mặt tài chính của khách hàng cá nhân, dựa qua một số +D18 chỉ số nhƣ là: Hệ số đòn bẩy; Các hệ số thanh khoản; Hệ số lợi nhuận; Cơ cấu nợ vay. - Đặc thù công việc của khách hàng

3 Rủi ro vềquản lý - Dòng tiền không bảo đảm - Chi phí tăng

Phân tích định lƣợng số liệu tài chính để đánh giá chất lƣợng quản lý của doanh nghiệp:

- Dòng tiền - Hệ số lợi nhuận.

- Các khoản phải thu, phải trả

(Nguồn: Cossin & Pirotte (2019), Advanced credit risk analysis, tr 30-35) 1.4.4.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại

Agribank

Đo lƣờng RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng là chính việc mà ngân hàng xây dựng các mô hình để có thể lƣợng hoá đƣợc sự tác động của các rủi ro đồng thời đƣa ra xác suất có thể xảy ra rủi ro để có thể đánh giá khả năng chấp nhận nó của ngân hàng.

Hiện nay, những mô hình mà các ngân hàng áp dụng đƣợc theo hai hƣớng chính đó là: đo lƣờng RRTD riêng biệt; đo lƣờng về rủi ro danh mục cho vay.

Đối với RRTD riêng biệt, các mô hình đo lƣờng về RRTD đã đƣợc áp dụng và đang phát triển bao gồm:

Hiện nay NH sử dụng các mô hình chấm điểm tín dụng để đƣa ra đánh giá các khách hàng nhƣ sau:

+ Mô hình chấm điểm 6C; + Mô hình chấm điểm 5P; + Mô hình chấm điểm Z;

+ Mô hình dự đoán các xác suất vỡ nợ...

Luận văn xin trình bày nội dung mô hình chấm điểm 6C và mô hình chấm điểm tín dụng tiêu dùng là mô hình đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá và phân tích các đặc điểm cá nhân của ngƣời đi vay.

Hiện nay, Mô hình 6C đƣợc xem nhƣ công cụ hữu hiệu đƣợc Ngân hàng áp dụng. Để giúp các ngân hàng có thể tìm hiểu, đánh giá và phân tích các đặc điểm cá nhân của ngƣời đi vay, các cán bộ cần phải thu thập, xử lí và nghiên cứu thông tin của khách hàng chi tiết dựa vào sáu tiêu chí (6C) của chính là:

+ Charater (tƣ cách của khách hàng); + Capacity (năng lực của khách hàng); + Cash (thu nhập của khách hàng); + Collaterat (bảo đảm của khách hàng); + Conditions (điều kiện của ngƣời đi vay); + Controls (kiểm soát của khách hàng).

Tất cả sáu tiêu chí này đƣợc NHTM thẩm định tốt thì khoản tín dụng vay vốn đó mới đƣợc Agribank đánh giá là khả thi và chấp thuận cho vay.

- Thứ nhất, tƣ cách của ngƣời đi vay (Charater):

Các cán bộ của ngân hàng cần phải kiểm tra chắc chắn khách hàng vay vốn phải có một mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ với ngân hàng, ngoài ra các cán bộ tín dụng còn phải xem xét và đối chiếu xem mục đích của ngƣời vay có phù hợp pháp luật và chính sách của Agribank hay không.

- Thứ hai, năng lực của ngƣời vay:

Ngân hàng cần phải chắc chắn rằng ngƣời vay vốn có đầy đủ năng lực hành vi và pháp lý để có thể ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

- Thứ ba, thu nhập của ngƣời vay:

Ngƣời vay vốn ngân hàng có ba khả năng (nguồn thu) để tạo ra thu nhập cho mình đó là: thu nhập từ thanh lý tài sản, tiền lƣơng, luồng tiền thu từ doanh thu sản xuất kinh doanh, bán hàng; Thu nhập từ thanh lý tài sản; Thu nhập từ phát hành chứng khoán vốn hay chứng khoán nợ.

Bất cứ khoản thu nào xuất phát từ một trong ba khả năng này đều có thể đƣợc các khách hàng dùng để trả nợ. Mặc dù vậy Agribank vẫn ƣu tiên hơn cả đối với các khả năng khác đó chính là khả năng thứ nhất bởi vì việc bán tài sản hoặc thanh lý các tài sản có thể khiến cho năng lực trả nợ của ngƣời vay trở lên yếu hơn và sẽ khiến cho ngân hàng là chủ nợ của các khoản vay ít đƣợc bảo đảm.

Trong quá thực hiện việc đánh giá khách hàng cá nhân về khía cạnh bảo đảm tiền vay của khách hàng cá nhân, các cán bộ ngân hàng cần phải hỏi ngƣời vay xem khách hàng cá nhân đang sở hữu một tài sản hay một giá trị về tài chính nào đó có chất lƣợng để đảm bảo cho khoản vay hay không và các cán bộ cần phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố có mức độ nhạy cảm của tài sản đảm bảo nhƣ là: tuổi thọ của tài sản, điều kiện đảm bảo, tính thanh khoản của tài sản,…

- Thứ năm, các điều kiện vay vốn của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng: Các cán bộ ngân hàng là những nhà phân tích về tài chính, tín dụng cần phải biết đánh giá, phân tích xu hƣớng của các ngành nghề và công việc sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay, cũng nhƣ khi kinh tế thay đổi sẽ gây tác động gì đến hoạt động của khách hàng cá nhân hay không.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w