Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 95)

Căn cứ vào mục tiêu hoạt động và định hƣớng phát triển của toàn bộ Agribank, tiếp đến, sang năm 2018, trên cơ sở những thành tựu đã đạt đƣợc trong thời gian qua, Chi nhánh tiếp tục phấn đấu:

- Giữ vững và tiếp tục phát triển quy mô hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thị phần trên địa bàn hoạt động cũng nhƣ trên toàn hệ thống.

- Tăng trƣởng bền vững để tạo đà cho sự tăng trƣởng bền vững trong các năm tiếp theo, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Các mục tiêu cụ thể đã đƣợc Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đƣa ra nhƣ sau:

- Đảm bảo chất lƣợng hoạt động kinh doanh, tiếp tục đà tăng trƣởng lợi nhuận của Chi nhánh. Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt việc xử lí nợ xấu. Đẩy mạnh công tác nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tiến tới nâng cao tỷ trọng hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận: tăng cƣờng tiếp thị, triển khai nhiều dịch vụ mới.

- Cơ cấu lại tỷ lệ nguồn vốn – tín dụng, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý và chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với chuẩn quốc tế.

- Hoạt động quản trị điều hành của Chi nhánh ngày càng bài bản, khoa học, kiểm soát đƣợc hoạt động, đảm bảo thông tin an toàn, hiệu quả, thông tin báo cáo đảm bảo chất lƣợng, số liệu trên báo cáo là thực tế tạo cơ sở các chỉ đạo đƣợc thông suốt kịp thời.

- Tỷ lệ tăng trƣởng năm 2019 của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh giá trên tất cả các chỉ tiêu đều không thấp hơn so mức bình quân của các chi nhánh Ngân hàng khác tƣơng tự ở trên địa bàn.

3.1.2. Những điểm chưa phù hợp

Dựa trên các điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tƣ cũng nhƣ định hƣớng phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác tín dụng là “an toàn và hiệu quả”, Chi nhánh đang cố gắng để hoạt động tín dụng trong các năm tới sẽ đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

Do sự phát triển của các hình thức đầu tƣ trực tiếp và sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác mà hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng ngày càng có chiều hƣớng tăng trƣởng chậm lại so với trƣớc.

Cụ thể định hƣớng hoạt động tín dụng của toàn bộ các Chi nhánh Agribank cũng nhƣ Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới nhƣ sau: - Tích cực tìm kiếm các khách hàng mới trong địa bàn, các khách hàng có tài chính

lành mạnh và phƣơng án vay vốn doanh khả thi, có tài sản để đảm bảo.

- Khuyến khích, động viên những khách hàng hiện tại đang vay vốn của Chi nhánh đƣa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại ngân hàng, tăng dần số dƣ nợ có tài sản đảm bảo.

- Tích cực bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực hoạt động thu hồi những khoản nợ đọng, nợ xấu không thu hồi đƣợc đã đƣợc xử lý và thực hiện sử dụng, trích lập quỹ dự phòng RRTD đầy đủ.

- Tăng cƣờng công tác quản RRTD, tích cực phát huy tốt hơn vai trò của phòng quản lý RRTD nhằm phát hiện, hạn chế tối đa các RRTD có thể xảy ra.

- Đảm bảo lợi nhuận sau thuế bình quân/một ngƣời đạt trên 600 triệu đồng/ngƣời.

3.1.3. Cần định hướng rõ hoạt động trong thời gian tới:

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc và địa phƣơng, căn cứ phƣơng hƣớng nhiệm vụ của Agribank giao, một số định hƣớng cơ bản của Agribank CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về hoạt động RRTD khách hàng cá nhân trong thời gian tới:

- Kiểm soát tốt tốc độ tăng trƣởng, đặc biệt kiểm soát phòng ngừa RRTD, trong thanh toán, an toàn kho quỹ. Nâng cao trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo điều hành, cán bộ nghiệp vụ;

vững để cùng đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất;

- Tập trung phát triển bền vững khách hàng cá nhân. Không chỉ cung cấp tín dụng cho các khách hàng lớn có tính xác lập cân đối lớn trong nền kinh kế mà còn chú trọng các khách hàng có đủ khả năng thanh toán khoản vạy

- Ƣu tiên những khách hàng cá nhân có khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng, trƣớc hết là dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền kèm theo. Ngoài ra cần chú trọng xử lý nợ xấu đối với một số khách hàng trƣớc đây.

- Phát triển mạnh nền tảng khách hàng bán lẻ nhằm gia tăng tỷ trọng huy động vốn dân cƣ thông qua nâng cao chất lƣợng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm hƣớng tới nhóm khách hàng phổ thông, sản phẩm huy động kì hạn dài nhằm chuyển dịch cơ cấu nền vốn. Từ đó tạo nền vốn ổn định, chủ động cho việc tăng trƣởng tín dụng.

- Giám sát chặt chẽ các khách hàng cá nhân có dƣ nợ lớn, các khách hàng đang có mối quan hệ các Ngân hàng khác, có nợ xấu, khách hàng có khó khăn tiềm ẩn,… chủ động có các biện pháp ứng xử phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.

Tóm lại, định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới nhằm duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ tín dụng bền vững đối với các khách hàng truyền thống, tiếp cận và xem xét có chọn lọc phƣơng án, dự án đối với khách hàng mới. Đƣa dƣ nợ tín dụng trong tầm kiểm soát đƣợc, tỷ lệ về nợ xấu đối với khách hàng cá nhân dƣới 1,5%, tín dụng tăng trƣởng bền vững, cân đối với tăng nguồn vốn huy động.

3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển, hạn chế rủi ro khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh

Để thực hiện đƣợc giải pháp này, Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tập trung nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định nhận biết rủi ro tín dụng.

Thẩm định là một trong những bƣớc quan trọng trong quá trình cho vay. Bởi vậy việc thực hiện thẩm định đầy đủ, kỹ lƣỡng sẽ đƣa ra các biện pháp để ngăn ngừa, đồng thời hạn chế và giảm thiểu thiệt hại khi RRTD xảy ra.

Trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân, nguồn trả nợ chủ yếu chính của cá khách hàng là từ nguồn thu từ lƣơng, tài sản bởi vậy việc thẩm định về

công việc, về sở hữu tài sản phải đƣợc quan tâm hàng đầu.

Quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm báo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng phục vụ khách hàng. Để giải quyết đƣợc những yêu cầu này, các cán bộ tín dụng cần thực hiện các bƣớc nhƣ sau:

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể đối với các khách hàng cá nhân. Chú trọng phân tích định lƣợng, lƣợng hóa rủi ro của khách hàng cá nhân thông qua việc đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (nhƣ phân tích môi trƣờng vĩ mô, vi mô, môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…), đánh giá đƣợc các phƣơng diện rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh để nhận diện những rủi ro tiềm tàng.

- Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện quy định trong các hợp đồng nhƣ lãi suất, các tài sản đảm bảo… để đảm bảo các lợi ích thu đƣợc phải tƣơng xứng với mức độ rủi ro. Các điều kiện pháp lý càng chặt chẽ càng đảm bảo quyền lợi cho Chi nhánh khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng cá nhân trong sử dụng vốn vay.

3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại chi nhánh

Hiện nay, để đo lƣờng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng, tại Agribank chi nhánh Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở phần hạn chế, hệ thống này còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chấm điểm tín dụng hiện nay là phƣơng pháp đánh giá định lƣợng khách quan duy nhất trong xét duyệt cho vay tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống XHTD NB của Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đƣợc đƣa vào áp dụng từ năm 2013, tuy đã đƣợc xây dựng khá chi tiết và chính xác nhƣng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc áp dụng do nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do số liệu cung cấp bởi khách hàng là không chính xác. Với hệ thống chấm điểm tín dụng nhƣ hiện nay, việc chấm điểm tín dụng sẽ không bao giờ có thể là công cụ duy nhất trong khâu xét duyệt cho vay, nó chỉ có thể là công cụ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho việc ra quyết định sau khi

tất cả các yếu tố khác đã đạt yêu cầu.

Nhiệm vụ đặt ra cho Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và hệ thống TCTD nói chung lúc này là cần nghiên cứu một mô hình đánh giá tổng hợp hơn, ngoài việc cho điểm những chỉ tiêu thể hiện trong sổ sách còn phải xét đến một hệ thống đa dạng và chi tiết hơn các chỉ tiêu bên ngoài nhƣ uy tín của doanh nghiệp; phong cách làm việc, trình độ học vấn của công nhân viên trong doanh nghiệp, tình hình cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. có nhƣ vậy mới đảm bảo một phƣơng pháp đánh giá tổng hợp, là thƣớc đo đúng đắn và chính xác hơn để tiến tới trở thành một mô hình độc lập mang tính chất quyết định trong xét duyệt cho vay. - Xây dựng các chỉ tiêu chấm điểm cho từng ngành kinh tế: Việc xác định đƣợc

ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng rất quan trọng. Các ngành nghề khác nhau sẽ có các chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính khác nhau. Do đó Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải nghiên cứu, bổ sung các chỉ tiêu chấm điểm đặc trƣng cho từng ngành nghề và tính toán lại điểm trung bình ngành để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.

- Sửa đổi, bổ sung thêm các chỉ tiêu phi tài chính:

+ Bổ sung thêm các chỉ tiêu về tài sản bảo đảm của khách hàng nhƣ: loại tài sản, chủ sở hữu, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm;

+ Lƣợc bỏ các chỉ tiêu phi tài chính mà việc chấm điểm phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ xếp hạng.

- Cập nhật báo cáo tài chính phục vụ xếp hạng hàng quý, tránh tình trạng nhƣ hiện nay là sử dụng các mốc tài chính theo năm, việc sử dụng các mốc thời gian theo năm này sẽ không bám sát đƣợc tình hình kinh doanh của khách hàng.

3.2.3. Hoàn thiện công tác ứng phó rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh

Để thực hiện công tác này, Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện một số những nội dung sau:

Chú trọng công tác xử lý các phát sinh xảy ra

Những phát sinh trong quá trình cho vay là thƣờng những phát sinh bất lợi, biểu hiện của khoản nợ có vấn đề. Các cán bộ tín dụng cần phải có những xử lý kịp thời và hợp lý để giảm bớt sự bất lợi và ngăn ngừa những hậu quả xấu đối với Ngân hàng. Khoản nợ có vấn đề không chỉ là những món nợ quá hạn mà còn là những

món nợ trong hạn nhƣng có một số biểu hiện xấu của các khách hàng trong quá trình vay vốn nhƣ sự chậm trễ trong việc nộp tiền lãi, gửi các báo cáo, trong lịch trả nợ, thái độ nói chuyện …

Đặc biệt, cán bộ tín dụng cần nhanh nhạy để nhận biết mức độ nghiêm trọng, để tìm ra nguyên nhân của vấn đề đó và đƣa ra cách xử lý hợp lý, kịp thời. Nếu khách hàng chỉ khó khăn tạm thời thì ngân hàng có thể giảm lãi suất ở một mức nhất định, gia hạn nợ… để cùng khách hàng vƣợt qua khó khăn. Nếu khách hàng không thể vƣợt qua khó khăn đó, ngân hàng cần áp dụng phƣơng pháp tận thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo.

Hoàn thiện quá trình nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

Quy trình cho vay đối với các khách hàng đƣợc bắt đầu từ khi bộ phận Quản lý Khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Đây cũng là bộ phận trực tiếp với các khách hàng và có những đánh giá ban đầu về khách hàng, chính vì vậy khi nhận và kiểm tra hồ sơ các cán bộ tín dụng phải chú trọng kiểm tra các giấy tờ bắt buộc của một bộ hồ sơ, tránh tình trạng khách hàng phải bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần.

Việc kiểm tra đƣợc thực hiện chủ yếu trên các: bộ hồ sơ có đủ loại, đủ số lƣợng theo yêu cầu, có đầy đủ các chữ ký và xác nhận của các bên có liên quan, các giấy tờ có phù hợp với nhau về mặt nội dung. Thực hiện tốt khâu kiểm tra và nhận hồ sơ giúp cho ngân hàng tránh đƣợc sự lãng phí về mặt thời gian, giảm thiểu những rủi ro không đáng có, loại bỏ những hồ sơ vay vốn có rủi ro cao.

Hoàn thiện công tác theo dõi thu hồi nợ đối với khách hàng cá nhân

Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ có vai trò quan trọng đối với các NHTM. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, các nhân viên ngân hàng cũng cần phải thƣờng xuyên theo dõi việc trả nợ của các khách hàng cá nhân. Việc xử lý nợ cần phải đƣợc tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng với quy trình và thủ tục, Chi nhánh cũng cần có riêng một bộ phận xử lý nợ riêng biệt để tăng thêm tính chuyên môn hóa cho công việc này.

3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh

khá đúng quy trình. Tuy nhiên, nhiều khi chỉ mang tính chất đối phó. Vì vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có biện pháp tăng cƣờng hơn nữa công tác này, đảm bảo công tác kiểm tra giám sát thực chất, hiệu quả để từ đó đƣa ra các biện pháp phòng ngừa cũng nhƣ trích lập và sử dụng hiệu quả dự phòng rủi ro tín dụng. Một số biện pháp nên đƣợc sử dụng ở công tác này đó là:

Tăng cường công tác kiểm soát khoản tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

Trong thời hạn khoản vay, các cán bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải theo dõi hoạt động của khách hàng, việc thực thi các phƣơng án, các kế hoạch trả nợ và rà soát bổ sung các hồ sơ đảm bảo và đầy đủ.

Các cán bộ tín dụng cần nghiêm túc thực hiện các quy định về tài sản đảm bảo, đồng thời cần rà soát lại hồ sơ tài sản đảm bảo của các khoản tín dụng và bổ sung các thủ tục, tài liệu cần thiết nhằm hạn chế rủi ro về việc thu hồi tài sản. Chú trọng giám sát chặt chẽ đối với các tài sản cầm cố, thƣờng xuyên đối chiếu, kiểm

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w