Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 95)

a. Nguyên nhân chủ quan

Đây là các nguyên nhân xuất phát từ bản thân Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Quản trị rủi ro tín dụng của Agribank CN Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn hạn chế do các nguyên nhân chủ quan nhƣ công tác tổ chức quản trị RRTD, nguồn thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chất lƣợng cán bộ,... cụ thể:

* Công tác tổ chức công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng chưa tốt

Dù đã có nhiều kết quả tốt trong công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng: Chi nhánh đã xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng nội bộ, thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro, có hệ thống quản lý tài sản đảm bảo, … song quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II còn khá mới nên phần đông cán bộ nhân viên còn xa lạ với các quy trình quản trị RRTD quy chuẩn, vì vậy việc thực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu tính bài bản và chuyên nghiệp ở toàn bộ các bƣớc nhƣ là quá trình nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng, thẩm định theo dõi thu hồi nợ, nhận biết RRTD, kiểm soát khoản tín dụng, xử lý các phát

sinh xảy ra... Bộ phận quản lý rủi ro tuy đã có những đƣờng hƣớng chỉ đạo đúng đắn, song còn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chƣa đủ để giải quyết kịp thời những bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện.

* Phương pháp thực hiện quy trình quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Chi nhánh còn chưa khoa học

Hiện nay, các Phòng khách hàng hay bộ phận Quản lí khách hàng của ngân hàng thực hiện đầy đủ các chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay nên nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu trong từng khâu của công việc. Việc bộ phận Quản lí khách hàng vừa là ngƣời đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích, đánh giá khách hàng để trình duyệt thƣờng kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro vì:

- Bộ phận tín dụng thƣờng phải chịu các áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hƣớng tốt hơn so với thực tế để đƣợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dƣ nợ.

- Quyết định cấp tín dụng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/khách hàng đó mà chƣa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.

- Hiện nay, một cán bộ tín dụng quản lý rất nhiều khách hàng cá nhân, đặc biệt đối với cán bộ tín dụng ở phòng khách hàng cá nhân quản lý, từ 200-300 khách hàng cho nên việc thẩm định đánh giá các khách hàng khó mà chặt chẽ và kĩ lƣỡng. - Chất lƣợng tín dụng có lúc, có nơi chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, việc tuân thủ

quy trình tín dụng chƣa nghiêm túc (thẩm định sơ sài, hồ sơ TSTC chƣa đầy đủ yếu tố pháp lí), một số cán bộ khi quyết định tín dụng vẫn còn coi trọng tài sản chƣa xem xét kĩ đến hiệu quả của dự án vay vốn.

Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chƣa thƣờng xuyên nên dẫn đến một số khách hàng dùng vốn sai mục đích.

- Về quản lý TSĐB, việc theo dõi và quản lý TSĐB là hàng hóa cầm cố chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chặt chẽ theo quy định. Một số trƣờng hợp bộ phận quản lý khách hàng không trực tiếp đề xuất, ký hợp đồng thuê kho, không

thƣờng xuyên kiểm tra kho hàng, khách hàng tự luân chuyển xuất hàng mà không đƣợc sự đồng ý của Chi nhánh, gây thất thoát hàng hóa thế chấp. Chi nhánh cũng chƣa coi trọng thƣờng xuyên công tác giám sát và kiểm tra đối với hàng hóa cầm cố, đặc biệt là đối với các kho hàng hóa đƣợc cầm cố cho nhiều TCTD, Chi nhánh cũng chƣa phân định rõ ràng loại hàng hóa, số lƣợng, giá trị hàng hóa cầm cố cho Chi nhánh.

* Chiến lược hoạt động quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại chi nhánh chưa toàn diện

Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chƣa có một chiến lƣợc về quản trị RRTD khách hàng cá nhân toàn diện thiết lập các mục tiêu định hƣớng cho các hoạt động cấp tín dụng. Các chiến lƣợc phát triển hàng năm hay trung, dài hạn của Chi nhánh chỉ mang tính nguyên tắc và định hƣớng, chƣa cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu của một chiến lƣợc quản trị.

* Hệ thống thông tin yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng

Thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trƣớc khi cấp tín dụng, các thông tin có đƣợc khác ở dạng thông tin thô chƣa đƣợc xử lý và chỉ mang tính chất tham khảo.

Đây chính là nguyên nhân lý giải những hạn chế trong việc hoàn thiện công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Chi nhánh là thiếu các thông tin thị trƣờng để xem xét, phân tích trƣớc khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Hoạt động cung cấp thông tin phòng ngừa RRTD khách hàng cá nhân tuy đã đƣợc Chi nhánh quan tâm hơn trong những năm gần đây, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin về khách hàng cho các tổ chức tín dụng. Trong khi đó bản thân các ngân hàng cũng không minh bạch thông tin và giữ bí mật với nhau về vấn đề này. Một vài ngân hàng vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc báo cáo và khai thác thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng là nghĩa vụ và quyền lợi nhằm ngăn ngừa và hạn chế RRTD khách hàng cá nhân cho chính ngân hàng mình. Vì vậy tại Việt Nam luôn thiếu các thông tin thị trƣờng tin cậy nên các

ngân hàng thƣơng mại nói chung, Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng bị

hạn chế về động lực giúp các họ đánh giá đúng hồ sơ vay nợ hoặc thu hồi các khoản nợ từ những ngƣời đi vay không có khả năng hoàn vốn.

* Chất lượng một số cán bộ tín dụng còn hạn chế về trình độ và đạo đức

Trong quá trình xếp hạng chấm điểm cho khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng còn sử dụng ý kiến chủ quan, cảm tính của bản thân mình khi đánh giá các chỉ tiêu định tính nhƣ tốt, rất tốt…

Ngoài ra, khi vận hành, sử dụng hệ thống chấm điểm nội bộ cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải là những nhân viên giàu kinh nghiệm về việc xây dựng mô hình chấm điểm và phải đƣợc đào tạo bài bản. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng vẫn chƣa đƣợc đào tạo cẩn thận và kinh nghiệm còn chƣa nhiều.

Xét về đạo đức, tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn những nhân viên tín dụng chƣa hoàn thành đúng đạo đức nghề nghiệp trƣớc, trong và sau quá trình cấp tín dụng cho các khách hàng. Đó là việc coi nhẹ công tác thẩm định tín dụng, quá tin tƣởng vào khách hàng; trong quá trình theo dõi, kiểm soát khoản vay, cán bộ tín dụng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhƣ việc kiểm tra sau giải ngân và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ theo quy định còn chƣa đƣợc tuân thủ, việc kiểm tra sử dụng vốn còn mang tính chung chung, đối phó, chƣa bám sát các khách hàng cá nhân.

b. Nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan gây ra những hạn chế trong công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng của Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm các nguyên nhân: công nghệ, kinh tế - xã hội, yếu tố pháp luật

* Công nghệ ngân hàng còn hạn chế

Công nghệ ngân hàng những năm gần đây có nhiều đổi mới tuy nhiên vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản trị RRTD của Agribank nói riêng và NHTM nói chung. Công nghệ tại Agribank còn chƣa tạo đƣợc sự liên hệ có hệ thống giữa các hệ thống dữ liệu thông tin, hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống quản lý tài sản đảm bảo.

Trong giai đoạn 2017-2019, nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế trong nƣớc nói riêng mặc dù đã có những bƣớc hồi phục và tăng trƣởng sau khủng hoảng

so với giai đoạn trƣớc, tuy nhiên sự hồi phục vẫn còn khá yếu ớt.

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hƣởng xấu tới tất cả các chủ thể: các cá nhân, các doanh nghiệp và NHTM,.. cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, những điều chỉnh về tỷ giá ngoại tệ, tăng giá nhiều nguyên nhiên vật liệu đầu vào khiến doanh nghiệp, nhiều hộ kinh doanh, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng chi trả nợ giảm, gây ra những khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng, công tác quản trị rủi ro của Agribank CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ

Hiện tại, môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi so với điều kiện hiện tại. Các định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hƣởng đến nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chƣa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay và hƣớng dẫn của NHNN có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vƣớng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau để dẫn đến rủi ro. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp.

Quy trình phát mại tài sản là Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng sản gắn liền trên đất còn khá phức tạp, đất thế chấp nhƣng NHTM không tự định đoạt đƣợc mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa, Pháp luật chƣa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của ngƣời cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại TSTC, cầm cố... chƣa có cơ chế cƣỡng chế bắt buộc ngƣời vay vốn có nghĩa vụ giao TSĐB cho ngân hàng xử lý, khi không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc.

Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rƣờm rà. Ngân hàng nhà nƣớc chƣa khắc phục đƣợc công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng (CIC) chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của NHTM.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY CÁ NHÂN TIÊU DÙNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.1. Định hƣớng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng và rủi ro tín dụng của kháchhàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w