Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 107 - 117)

Thứ nhất, Hội sở Agribank cần tăng cƣờng vai trò quản lý đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng:

Cần hoàn thiện hơn nữa hệ thông chấm điểm, xếp hạng nhằm hỗ trợ cho các chi nhánh trong hoạt động quản trị RRTD khách hàng cá nhân đồng thời nghiên cứu và đƣa vào áp dụng mô hình quản trị RRTD khách hàng cá nhân phù hợp.

Cần phối hợp hoạt động đối với các tổ chức liên quan thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đánh giá, thẩm định, phân tích và đo lƣờng RRTD khách hàng cá nhân cho các cán bộ. Thực hiện trích lập quỹ dự phòng RRTD khách hàng cá nhân theo phân loại mức độ rủi ro gắn liền với việc đánh giá xếp loại khách hàng cá nhân.

Thứ hai, Hội sở Agribank cần quan tâm đến đầu tƣ có hệ thống hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Chú trọng hơn nữa đến đầu tƣ công nghệ thông tin giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý RRTD khách hàng cá nhân. Qua hệ thống trên, các NHTM, các chi nhánh Agribank trong cùng hệ thống có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cá nhân có cùng mối quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất.

Thứ ba, Hội sở Agribank cần hoàn thiện quy trình quản trị RRTD khách hàng cá nhân thống nhất cho toàn hệ thống. Trƣớc xu thế hội nhập quốc tế, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng nhƣ nhiều loại hình RRTD khách hàng cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng còn khá thấp so với mức trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận đƣợc xem là ƣu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện nay hầu nhƣ vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng một cách chuyên nghiệp.

Đó là lí do vì sao, tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng cá nhân cùng rất nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chƣa có lời giải tại các NHTM hiện nay. Đây cũng là vấn đề đối với Agribank. Mặc dù đã xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn mực, thống nhất, rõ ràng giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra thống nhất tuy nhiên các khâu trong quy trình còn tƣơng đối lỏng lẻo và cần đƣợc hoàn thiện để quy trình chặt chẽ hơn nữa, giảm thiểu

các RRTD khách hàng cá nhân có thể xảy ra đối với Ngân hàng.

Thứ tư, Hội sở Agribank cần hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị RRTD khách hàng cá nhân.

Thông tin có một ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng phân tích tín dụng và đánh giá rủi ro đối với Ngân hàng. Các thông tin bao gồm các thông tin nội bộ khách hàng nhƣ: Hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, gia đình, công việc, các thông tin bên ngoài có sự tác động tới khách hàng …Phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin quản lý nhằm đảm bảo cung cấp các số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và thƣờng xuyên cập nhật,

Để nâng cao chất lƣợng quản trị RRTD khách hàng cá nhân, Agribank cần phải hoàn thiện một hệ thống thông tin ngân hàng hiện đại. Đồng thời thông qua hệ thống công nghệ hiện đại này, Chi nhánh cùng với các ngân hàng khác trong hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam hay các chi nhánh trong nội bộ hệ thống Agribank có thể trao đổi thông tin cho nhau về tình hình của các khách hàng cá nhân cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất.

Agribank có thể cùng với các ngân hàng khác với nhau để có thể cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng cụ thể, tránh trƣờng hợp nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng mà không có việc đồng tài trợ giữa các ngân hàng, dẫn đến rủi ro trong việc thu hồi nợ.

Cải thiện hệ thống quản lý thông tin khách hàng nhằm hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin về khách hàng một cách có hiệu quả, thống nhất và quy chuẩn hóa quy trình thu thập và nhập liệu thông tin, chủ động xây dựng hệ thống các chỉ số giúp Chi nhánh cảnh báo trƣớc về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, nhƣ xác định đƣợc các lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.

Hoàn thiện các hệ thống biểu mẫu, các báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý… và theo dõi cam kết giảm nợ quá hạn tại các Chi nhánh nhằm đƣa ra các chỉ đạo kịp thời liên quan đến phòng chống nợ quá hạn. Theo dõi tình hình dƣ nợ, nợ xấu và các khoản nợ quá hạn, xử lý thông tin số liệu, xây dựng và thiết kế cơ chế và phƣơng thức hỗ trợ hệ thống. Lập báo cáo rủi ro hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro.

Ngoài ra, Agribank cũng cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng. Để đảm bảo hệ thống chạy tốt và hỗ trợ tính điểm của khách hàng một cách chính xác thì hệ thống phải đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên để đảm bảo tính vận hành của hệ thống và các thông số đƣợc cập nhật đều đặn về các yếu tố:

Qua đây tác giả muốn đề xuất một số ý kiến để hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và cho toàn ngành ngân hàng nói chung nhƣ sau:

Một là: Quy trình cho vay góp vốn hay xảy ra tình trạng gian lận thuế hay mua bán đất đối với tổ chức cá nhân.

Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động cho vay tín dụng còn có những nội dung chƣa đồng bộ và hoàn thiện. Phƣơng thức thanh, kiểm tra hoạt động cho vay tín dụng khác xa so với thanh, kiểm tra theo phƣơng thức truyền thống, đòi hỏi cán bộ thuế ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cần phải có trình độ cao về tin học, ngoại ngữ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử làm bằng chứng đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ thuế đáp ứng đƣợc các điều kiện này chƣa nhiều.

Đối với các nƣớc đang phát triển lại cho rằng, cách đánh thuế đó rất phức tạp, đồng thời đƣa ra nhận định ngƣời tiêu dùng cuối cùng mới tạo ra giá trị của sản phẩm, do đó khi bán sản phẩm ở thị trƣờng nào thì phải nộp thuế ở thị trƣờng đó.

Hai là: Hoạt động thanh toán điện tử chuyển tiền nƣớc ngoài còn nhiều giới hạn và khe hở. Tại Việt Nam đã có không ít các ngân hàng liên kết để chuyển tiền đi và về. Trong đó, các thủ tục chuyển tiền đơn giản, nhanh chóng. Khách hàng có thể đến bất kỳ nơi nào trên thế giới có đại lý chuyển tiền của ngân hàng liên kết cung cấp các thông tin cần thiết về ngƣời nhận tiền tại Việt Nam cho đại lý ngân hàng liên kết (thông tin chuyển tiền bao gồm: Họ tên, địa chỉ và số điện thoại liên hệ). Chính vì chƣa có quy trình cụ thể và chƣa chính sách quản lý rõ ràng đã tạo ra khe hở khi chuyển tiền về Việt Nam chính là khó kiểm soát, nhiều nguy cơ.

Các cổng trung gian thanh toán quốc tế nhƣ Paypal, Payoneer… mặc dù đƣợc sử dụng phổ biến nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Điều này đồng nghĩa, các giao dịch trên cổng thanh toán này không đƣợc cơ quan nhà nƣớc bảo hộ. Hơn nữa, vì là cổng thanh toán quốc tế nên việc truy thuế đối với các giao dịch này hiện vẫn

còn hết sức gian nan. Cụ thể: Khi chuyển tiền từ nƣớc ngoài về chỉ tốn 3% phí hoa hồng cho đối tác nhận tiền ở châu Âu, thay vì 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, cổng thanh toán quốc tế còn có thể trở thành nơi trung chuyển của những nguồn tiền không rõ nguồn gốc, bất hợp pháp.

Việc các hội nhóm kiếm tiền online, hàng loạt các website, ứng dụng ẩn danh mọc lên, bán các gói nhiệm vụ nhƣ đào kim cƣơng, đào vàng, like video trên Tiktok, quảng cáo có thể thu nhập từ hàng chục triệu mỗi tháng và hàng trăm triệu mỗi năm, cho phép ngƣời chơi nạp rút tiền ngay về tài khoản Paypal, Payoneer,...

Mặt khác, kẽ hở của cổng thanh toán quốc tế còn đƣợc ghi nhận khi có cả một thị trƣờng chợ đen để lách luật, lách các chính sách về tỷ giá và lách cả sự quản lý của cơ quan chức năng. Những giao dịch không vết dấu từ nhóm kín đến đời thực, diễn ra khá nhiều. Vì vậy, nhà nƣớc cần có chế tài pháp luật chặt chẽ hơn đối với dòng tiền chuyển về Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, cho vay tiêu dùng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất nhƣng đồng thời nó cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại không những ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng mà còn có thể ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó nâng cao chất lƣợng tín dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro luôn là vấn đề cần đƣợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu.

Rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng là một trong những rủi ro lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn nhiều khó khăn song Chi nhánh có quy mô tín dụng khá lớn, là đơn vị có thị phần tín dụng lớn nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng của Chi nhánh.

Bài khóa luận đã hệ thống lại một cách tổng quan nhất các vấn đề về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hoạt động tín dụng, RRTD và hoạt động quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng. Dựa trên những lí luận ấy, bài khóa luận đã áp vào tình hình thực tiễn của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động tín dụng, thực trạng hoạt động quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác tín dụng và quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng.

Đồng thời, những giải pháp để tăng cƣờng công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng đƣợc đề xuất có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cũng nhƣ khả năng của Chi nhánh.

Hy vọng, bài luận văn này sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung quản trị RRTD khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng chặt chẽ hơn, đồng thời kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đƣợc sớm những rủi ro để từ đó có các biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng nhƣ mong đợi.

Tôi xin đƣợc cảm ơn TS. Phạm Kim Loan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và các số liệu liên quan đến khóa luận.

Tôi rất mong sẽ nhận đƣợc sự nhận xét và đóng góp của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các giáo viên... để tôi có điều kiện hoàn thiện hơn những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cook, Nguyễn Hồng Hà dịch (2016), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2018), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Trần Đình Định (2018), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ Pháp, Hà Nội.

4. Nguyễn Quang Dông (2010), Bài giảng kinh tế lượng, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Hoàng Hữu Hòa (2011), Phân tích thống kê, Đại học Kinh tế Huế.

6. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2015), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2015), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Nhà xuất bản Sự Thật (1962), Bộ Các Mác - Tư bản, Quyển 3, Tập 2, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết các năm 2016,2017,2018, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2016, 2017, 2018), Báo cáo thường niên các năm 2016,2017,2018, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Chính sách khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành kèm theo quyết định số 9488/QĐ-TD3 ngày 01/12/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tạp chí Đầu tư và Phát triển, các số qua các năm 2016 – 2019.

14. Ngân hàng Nhà nƣớc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng các năm 2016,2017,2018, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

15. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sữa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm

CX III

theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

17. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2015), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

19.Peter S.Rose, Nguyễn Khắc Minh (2014), Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch), NXB Tài chính – Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Hạnh Chi (2014), “Tín dụng tại Ngân hàng Cổ phần Thương mại Đại Á chi nhánh Hà Nội - thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ, Học viên tài chính, Hà Nội.

21.Nguyễn Thị Hồng Diệu (2014), “Phát triển tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Chi nhánh Huế”, luận văn thạc sỹ, đại học Huế, Huế.

22.Nguyễn Thị Huệ (2016), “Hiệu quả tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Gia Bình, Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ, trƣờng Đại học thƣơng mại, Hà Nội.

23.Trần Mỹ Mai (2014), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ”, luận văn thạc sỹ,

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ[.] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w