8. Kết cấu của đề tài
1.3 Kiểm soát hoạt động tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Các chỉ tiêu kiểm soát hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại
Theo hiệp ƣớc Basel II, ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trƣờng.
Rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa một cách đơn giản nhất là khả năng một bên vay hay đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận. Ngân hàng cần quản lý rủi ro tín dụng trong toàn bộ danh mục đầu tƣ và rủi ro trong từng khoản tín dụng, cần xét đến mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác. Quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cách tiếp cận quản lý rủi ro tín dụng toàn diện và cần thiết cho sự thành công trong dài hạn của bất kỳ tổ chức hoạt động ngân hàng nào.
Rủi ro hoạt động: là rủi ro xảy ra tổn thất do thiếu quy trình nội bộ hay bị lỗi do con ngƣời, hệ thống và do có sự kiện bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con ngƣời...
Rủi ro thị trƣờng: là rủi ro xảy ra khi lãi suất, tỷ giá biến động bất thƣờng. Rủi ro thị trƣờng gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hàng hóa và trạng thái vốn.
Cho vay cá nhân là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro do khách hàng không thanh toán đƣợc các khoản tiền đã vay. Bên cạnh đó còn có rủi ro về hoạt động liên quan đến việc tiếp cận hồ sơ, thẩm định khách hàng, phê duyệt khoản vay.... Do vậy ngân hàng cần thiết lập chính sách quản trị rủi ro hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình cho vay cá nhân diễn ra an toàn và hiệu quả.
1.3.2 Những thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại
Thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng bao gồm: Phân tích tín dụng, kiểm tra tín dụng, biện pháp kiểm tra độc lập, xử lý tín dụng có vấn đề.
1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong Ngân hàng Thƣơng mại
a. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt dộng tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại:
Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.
Các dữ liệu cần thiết đƣợc thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lƣợng cao.
Rủi ro trong tín dụng đƣợc quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản và có dự phòng rủi ro hợp lý.
b. Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Với các mục tiêu thiết kế nhƣ trên, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau: Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ, Bảo vệ ngân hàng trƣớc những thất thoát tài sản có thể tránh,
Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh
c. Nội dung kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Xét một cách tổng quát, hoạt động kiểm soát đƣợc hiện qua 3 bƣớc chủ yếu sau:
Một là: Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhằm: giảm thiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạt động tín dụng. Các chính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hàng ngày, và trong quy trình đó đã đƣợc cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất: từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành các chính sách, quy chế, quy trình nội bộ phù hợp.
Hai là: Thực hiện các thủ tục kiểm soát tƣơng ứng với các chính sách đã đề ra. Trong đó, vấn đề cần đƣợc coi trọng nhất là: mọi thành viên trong ngân hàng cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, của chính sách nội bộ đã đề ra.
Ba là: Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có đƣợc tuân thủ hay không; đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần bổ sung chỉnh sửa hay không.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH SÀI GÕN.
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng VPBank chi nhánh Sài Gòn
2.1.1. Khái quát chung về Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Ngân hàng VPBank Chi Nhánh SÀI GÕN
Địa chỉ: Số 129 Nguyễn Chí Thanh, phƣờng 09, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 6265 0128
Số Fax: 028 6265 0136
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn với nhiệm vụ chính là tập trung phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) và khách hàng cá nhân; cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn. Chi nhánh đã và đang hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng truyền thống, chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ; phát triển các kênh phân phối dịch vụ mới nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động nhƣ dịch vụ ngân hàng điện tử (phone/sms banking/direct - Banking/home-banking); chuyển tiền Westem Union, thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ Via, Master...quản lý vốn, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng VIP.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn- Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức
PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng tổng hợp P.dịch vụ và Mar Phòng KHKD P.kế toán ngân quỹ P.kiểm tra kiểm
soát nội
P. kinh doanh ngoại hối
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng giao dịch
Nguồn: Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Hình 1: Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc
Xây dựng chiến lƣợc, mục tiêu phƣơng hƣớng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh phù hợp với chiến lƣợc phát triển, phƣơng hƣớng nhiệm vụ hoạt động của các NHNo và kinh tế tại địa phƣơng
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, HĐQT và Tổng giám đốc về các quyết định của mình.
Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh.
Phó giám đốc
Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và pháp luật về các quy định của mình.
Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghĩa vụ của CN theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng.
Phòng Kế hoạch – Kinh Doanh
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn và các hệ số an toàn theo quy định. Tham mƣu cho giám đốc CN điều hành và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Đầu mối, tham mƣu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn. Đầu mối quản lý thông tin và kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin nguồn vốn và huy động vốn, thông tin KH theo quy định.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các CN trực thuộc.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các CN loại 3 nếu có .
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc CN giao.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán. Xây dựng chi tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lƣơng. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.
Tổng hợp và lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc và nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ
Xây dựng chƣơng trình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NH Nông nghiệp và đặc điểm của đơn vị.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của CN, đơn vị mình theo định kỳ.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mƣu cho giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền. Bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trƣởng Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ hoặc giám đốc giao.
Phòng Dịch vụ và Marketing
Trực tiếp giao dịch với KH. Đề xuất tham mƣu với giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ NH mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ KH… đặc biệt là các hoạt động của CN các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trƣờng.
Triển khai các phƣơng án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NH nông nghiệp và giám đốc CN. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin truyền thông, tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ và giải đáp thắc mắc của KH, xử lí các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc phạm vi quản lý.
Các phòng giao dịch
Thực hiện các hoạt động huy động vốn, các hoạt đông tín dụng và cung cấp các dich vụ khác cho khách hàng. Các hoạt động này đƣợc thực hiện theo sự chỉ đạo chung của Ban giám đốc Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
2.1.4. Tầm nhìn sứ mệnh
Tầm nhìn
Tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông, ngƣời lao động, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hƣng và xây dựng đất nƣớc giàu mạnh.
Sứ mệnh
Là ngƣời đồng hành tin cậy, tận tâm và sáng suốt, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng, tiện nghi về chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ tài chính và những lợi ích bền vững, lâu dài.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng VPBank Chi nhánhSài Gòn Sài Gòn
Bảng 2.1.Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn Chỉ itiêu 2017 2018 2019 So isánh i2018 i/ i2017 So isánh i2019/ i2018 Số itiền Tỷ ilệ i(%) Số itiền Tỷ ilệ i(%) 1 2 3 4 5 i= i3 i- i2 6 i= i5/2 i* i100 7= i4 i- i3 8 i= i7/3 i* i100 Tổng 106, i39 143,65 181,75 37,26 35,02 38,10 26,52
ithu Tổng ichi iphí 60,07 75,42 91,41 15,35 25,56 15,99 21,20 Lợi inhuận itrƣớc ithuế 46,32 68,23 90,34 21,91 47,31 22,11 32,41 ĐVT: tỷ đồng Nguồn: Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Năm 2017 với 106,39 tỷ đồng, lợi nhuận thu đƣợc sau khi trừ đi các khoản chi phí là 46,32 tỷ đồng.
Năm 2018 thì thu nhập tăng lên đáng kể là 143,65 tỷ đồng, nhƣng do chi phí trong năm nay lớn nên lợi nhuận không cao là 68,32 tỷ đồng.
Năm 2019 lợi nhuận thu đƣợc sau khi trừ đi tổng chi phí là 90,34 tỷ đồng.
Qua số liệu trên ta nhận thấy hoạt động trong các lĩnh vực của chi nhánh đều có sự tăng trƣởng ổn định.
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đƣợc mở rộng, thể hiện ở việc cả thu và chi đều tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của tổng thu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng chi.
i
Năm i2017 Năm i2018 Năm i2019
Số ilƣợng Tỷ itrọng Số ilƣợng Tỷ itrọng Số ilƣợng Tỷ itrọng Thạc isĩ 4 7% 7 13% 8 15% Đại ihọc 37 69% 37 69% 40 75% Cao iđẳng, itrung icấp 7 13% 5 9% 0 0% Lao iđộng iphổ ithông 6 11% 5 9% 5 9% Tổng 54 100% 54 100% 53 100%
Nguồn: Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Lao động tại VP Bank đƣợc chia thành 4 cấp bậc theo trình độ học vấn: trình độ thạc sĩ, đại học, trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông. Chi nhánh sẽ ƣu tiên tuyển dụng ngƣời có trình độ đại học và trên đại học để nâng cao năng lực, chất lƣợng nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nâng cao tính hiệu lực công việc. Mỗi nhân viên mới bắt đầu làm việc sẽ phải trải qua một khóa đào tạo do ngân hàng tổ chức từ hai đến ba tháng để làm quen, tiếp xúc với môi trƣờng làm việc mới. VP Bank chi nhánh Sài Gòn cũng tạo điều kiện cho nhân viên của mình có thể học cao hơn để nâng cao chất lƣợng nhân sự của mình qua các học bổng và tạo điều kiện để cho nhân viên có đƣợc một mặt bằng đều hơn về học vấn. Cụ thể ta thấy qua 3 năm số lƣợng thạc sĩ của chi nhánh tăng từ 4 lên 8, trình độ đại học tăng từ 37 lên 40 ( bao gồm 2 nhân viên đƣợc tạo điều kiện học cao hơn). điều này cho thấy chính sách phát triển nhân lực của VP Bank hiệu quả.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh Sài Gòn từ 2017-2019
(đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ itiêu 2017 2018 2019 Năm i2018/2017 Năm i2019/2018 Số itiền % Số itiền % Huyiđộng ivốn 1200 1570 2010 370 31% 440 28%
Nguồn: Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Qua bảng chỉ tiêu huy động vốn ta có thể thấy tình hình huy động vốn của VP Bank chi nhánh Sài Gòn tăng rất ổn định qua 3 năm liên tiếp. Từ năm 2017 đến 2019 mức huy động vốn của VP Bank chi nhánh Sài Gòn tăng mạnh 810 tỷ đồng đạt đến 2010 tỷ đồng ở năm 2019. Mức tăng trƣởng qua 2 năm liên tục lần lƣợt là 31% và 28%
Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng của VPBank chi nhánh Sài Gòn từ 2017- 2019 (đơn vị tính: tỷ đồng) Dƣ inợ itín idụng 2017 Tỷ itrọng 2018 Tỷ itrọng 2019 Tỷ itrọng KHDN 815.4 67% 987.5 67% 1102.7 66% KHCN 400.6 33% 489.6 33% 579.8 34% Tổng idƣ inợ 1216 100% 1477.1 100% 1682.5 100%
Nguồn: Ngân Hàng VPBank Chi nhánh Sài Gòn
Dƣ nợ tín dụng KHDN vẫn luôn chiếm phần quan trọng và tỷ lệ cao trong tổng dƣ nợ tín dụng của Chi Nhánh. Cụ thể, năm 2018 tỷ lệ dƣ nợ của KHDN đạt tới