Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH SÀI GÕN (Trang 79 - 83)

8. Kết cấu của đề tài

2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Về mô hình tổ chức

Với mô hình hiện nay thì bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ của VPBannk. đặt dƣới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc và có một trong các nhiệm vụ là “giám sát tình hình tài chính của Ngân hàng” mà theo nhƣ thông lệ quốc tế thì chức năng này là không cần thiết vì hoạt động kiểm soát thƣờng xuyên nên đƣợc xem là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ và VPBank chi nhánh Sài Gòn không cần phải duy trì chức năng này mà nên xây dựng chức năng kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế.

Ban Kiểm soát đƣợc trao trách nhiệm thực hiện toàn diện hoạt động kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, Ban Kiểm soát về thực chất vẫn chƣa có đƣợc sự độc lập tƣơng đối với bộ phận đƣợc kiểm tra, đặc biệt là Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Hơn nữa, sự hạn chế về nguồn lực con ngƣời đã hạn chế rất nhiều khả năng kiểm soát nội bộ của Ban Kiểm soát. Vì vậy, chức năng của Ban Kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá Báo cáo tài chính cuối năm và xử lý các vấn đề đã phát sinh.

Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Kiểm soát quy định Ban Kiểm soát có thể sử dụng nhân viên Phòng Kiểm toán nội bộ, nhƣng Ngân hàng VPBank chi nhánh Sài Gòn chƣa đƣa ra một cơ cấu tổ chức chi tiết cho chức năng kiểm toán nội bộ mới và Phòng Kiểm toán nội bộ.

Quy định về vấn đề phân tách trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo trong Ngân hàng đối với Hệ thống Kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc rõ ràng, dẫn đến công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc thực hiện và bị xem nhẹ, đồng thời công tác đánh giá độc lập với hệ thống kiểm soát nội bộ không đảm bảo tính độc lập.

Về nhân sự

Về năng lực chuyên môn: Các cán bộ kiểm toán hiện nay có một số ngƣời đƣợc lấy từ chi nhánh trƣớc đây qua, nhƣng chƣa có kinh nghiệm làm công tác kiểm tra nên những cán bộ này không có đủ khả năng phát hiện đƣợc những sai sót.

Hiện tại, VPBank chi nhánh Sài Gòn chƣa cung cấp nhiều những chƣơng trình đào tạo, huấn luyện cụ thể cho nhân viên hệ thống Kiểm soát nội bộ, chƣa có số giờ quy định rõ ràng tối thiểu về bồ dƣỡng nghề nghiệp liên tục đề duy trì và phát triển những cán bộ Phòng Kiểm toán nội bộ.

Trong quá trình kiểm soát quy trình, những hạn chế xuất phát từ chính nhân viên kiểm toán nhƣ: việc ra quyết định sai lệch do thiếu thông tin, bị áp lực trong công việc, sự vô ý, bất cẩn, đãng trí, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hay báo cáo từ cấp dƣới, việc đảm nhận vị trí tạm thời hay thay thế cho ngƣời khác, sự thông đồng giữa các nhân viên với nhau hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị.

Về môi trƣờng kiểm soát

Môi trƣờng kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ. Mặc dù đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng Công ty nhƣng mức độ độc lập của các chi nhánh và các công ty con trực thuộc Ngân hàng còn tƣơng đối hạn chế. Sự phân cấp, phân quyền giữa Hội đồng quản trị với Tổng Giám đốc, giữa Ban Giám

đốc ở Hội sở với các Giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch đã có nhƣng chƣa rõ ràng và chƣa gắn với trách nhiệm cụ thể. Sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn diễn ra thƣờng xuyên, cơ chế tập thể quyết định vẫn tồn tại phổ biến. Chính vì thế, trong nhiều trƣờng hợp quyền hạn đã phân cấp không đƣợc sử dụng hết hoặc bị lạm dụng.

Về sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát với các Phòng Ban khác

Sự phối hợp giữa việc kiểm tra, kiểm soát với các phòng ban chức năng chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa có những cuộc họp thƣờng xuyên với các lãnh đạo bộ phận chức năng để thu thập ý kiến phản hồi từ các bộ phận này về công tác hoạt động của Ban Kiểm soát và những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm vào tháng 12 và nâng cao chất lƣợng của công tác kiểm toán nội bộ, chƣa làm tốt mối quan hệ giữa từ kiểm tra nghiệp vụ với kiểm toán nội bộ; chƣa quy định họp giao ban định kỳ giữa Ban Kiểm soát và Phòng Kiểm toán nội bộ tại cơ sở nên sự trao đổi thông tin trong Hệ thống Kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc thƣờng xuyên, các phòng Kiểm toán nội bộ tại cơ sở chƣa có điều kiện phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc, đề xuất kiến nghị Ban Kiểm soát để từ đó Ban Kiểm soát rà soát những bất hợp lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm khắc phục kịp thời, sự phối hợp giữa kiểm tra nội bộ với hệ thống kiểm tra ngoài ngành chƣa đƣợc chặt chẽ làm ảnh hƣởng đến một phần kết quả và hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ những vấn đề trên, tác giả nhận thấy hiệu quả hoạt động của Bộ máy Kiểm soát nội bộ chƣa cao, chƣa khoa học, dẫn đến chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giám sát và quản lý Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh với các Ngân hàng trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài.

Do đó, trong chƣơng tiếp theo tác giả sẽ đƣa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu lực hoạt động của Hệ thống Kiểm soát nội bộ VPBank chi nhanh Sài Gòn.

CHƢƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

CHI NHÁNH SÀI GÕN.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH SÀI GÕN (Trang 79 - 83)