Các lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 28)

2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện được phát triển đầu tiên bởi Jensen and Meckling (1976), các tác giả cho rằng mối quan hệ đại diện được thể hiện thông qua một hợp đồng mà theo đó, bên được ủy nhiệm (agents) sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm (principles), chẳng hạn như trong hợp đồng giữa cổ đông và NQL, các cổ đông ủy nhiệm cho NQL quyền sử dụng vốn của mình để kinh doanh. Jensen and Meckling (1976) cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, chính vì vậy, sự xung đột về lợi ích luôn tồn tại trong mối quan hệ này. Trái với mong đợi của chủ sở hữu, luôn có khả năng các NQL sẽ thực hiện những hành vi vì mục đích tư lợi cá nhân hơn là vì lợi ích của doanh nghiệp (Dennis, 2001). Điều này sẽ làm phát sinh các chi phí đại diện – chi phí trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên như chi phí giám sát, chi phí thưởng cho NQL (Jensen and Meckling, 1976). Trên nền tảng của lý thuyết này, Freeman (1984) đã đưa ra một cách tiếp cận mới với tên gọi là lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), theo đó, trách nhiệm của NQL không chỉ gói gọn trong việc tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông của doanh nghiệp mà họ còn phải bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan khác. Bên cạnh đó, cũng dựa trên nền tảng này, Donaldson và Davis (1991 & 1993) đã đưa ra lý thuyết quản lý (stewardship theory) nhằm phản ánh một khía cạnh khác trong lý thuyết đại diện, theo đó nội dung liên quan đến việc NQL sẽ thực hiện những hành động nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đa phần các nghiên cứu về hành vi QTLN, so với 2 lý thuyết được phát triển sau này của Freeman (1984) và Donaldson và Davis (1991 & 1993) thì lý thuyết đại diện được xem là cơ sở giải thích hợp lý hơn cho hành vi QTLN của các NQL.

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột khi xảy ra sự không cân xứng và thông tin không đầy đủ hoặc không trung thực giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm trong doanh nghiệp. Bởi vì mục đích của cả hai bên khác nhau và để giảm thiểu vấn đề xung

đột này cần áp dụng các cơ chế phù hợp để giảm thiểu sự khác biệt giữa lợi ích của các cổ đông và NQL doanh nghiệp, thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho NQL, và những biện pháp giám sát tối ưu hóa để hạn chế những hành vi bất thường, tư lợi của NQL doanh nghiệp. Hợp đồng lao động của NQL doanh nghiệp phải được các cổ đông xem xét kỹ lưỡng một cách tối ưu hóa về mức lương và tiền thưởng. Ngoài ra, những hợp đồng này phải dung hòa giữa hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực,…đó cũng là các tiêu chí để các cổ đông và nhà đầu tư đánh giá mức độ thực hiện của NQL doanh nghiệp.

Để kiểm tra sự ảnh hưởng của các nhân tố như tỷ suất sinh lợi (ROE) và quy mô doanh nghiệp đến hành vi QTLN người sử dụng BCTC thường áp dụng lý thuyết đại diện.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 28)