Đo lường biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 43)

Tổng quan các nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các tác giả đã vận dụng các mô hình tiêu biểu như mô hình của Jones (1991), mô hình Modified Jones của Dechow và các cộng sự (1995), mô hình Kothari và các cộng sự (2005) để đo lường biến phụ thuộc là hành vi QTLN. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu trước cũng đã cho thấy rằng các mô hình này có sự phù hợp khá cao trong một số trường hợp nhất định (Nguyễn Anh Hiền và Phạm Thanh Trung, 2015; Nguyễn Công Phương, 2005). Tuy nhiên, đối với các đối tượng là NHTM thì những mô hình kể trên vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong việc đo lường hành vi QTLN, mà nguyên nhân xuất phát là từ sự khác biệt trong bản chất hoạt động kinh doanh của các NHTM so với các doanh nghiệp phi tài chính (Shen, 2016).

Theo Shen (2016), các NHTM không sử dụng nguồn lực từ tài sản hiện có để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên đối tượng kinh doanh cụ thể như đối với các doanh nghiệp sản xuất nói riêng và các doanh nghiệp phi tài chính nói chung. Thay vào đó, các hoạt động kinh doanh của NHTM được thực hiện trên đối tượng chính là tiền tệ - đây vừa là công cụ và vừa là đối tượng của các hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, khác với các thủ thuật QTLN trong kế toán doanh nghiệp, QTLN tại các NHTM chủ yếu tập trung vào các chi phí ước tính liên quan đến chi phí sử dụng vốn và chi phí ước tính về khả năng mất vốn, mà cụ thể, theo Shen (2016) đó là các khoản chi phí ước tính về dự phòng mất vốn đối với hoạt động cho vay – vốn dĩ là rủi ro trọng yếu đối với các NHTM. Xét từ bản chất hoạt động của các NHTM, sử dụng các thủ thuật như ghi nhận trước doanh thu hay treo công nợ phải thu sẽ có ý nghĩa

thấp trong việc đo lường hành vi QTLN tại các NHTM, do doanh thu chính của NHTM là từ các khoản lãi cho vay và phí dịch vụ. Do đó, kế toán tại các NHTM sẽ có ít cơ hội thực hiện các thủ thuật kể trên, cụ thể như thủ thuật thay đổi phương pháp tính giá xuất kho sẽ ít mang lại ý nghĩa đối với mục tiêu đo lường hành vi QTLN do tỷ trọng của hàng tồn kho so với tổng tài sản và hoạt động của một NHTM là quá nhỏ.

Từ các phân tích trên, Shen (2016) đã đề xuất mô hình đo lường hành vi QTLN cho các NHTM thông qua sử dụng biến đo lường rủi ro có điều chỉnh cho hai chỉ số liên quan đến khoản dự phòng mất vốn là tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ dự phòng nợ xấu. Có thể thấy, cách đo lường hành vi QTLN của Shen (2016) cũng dựa trên nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán nhưng tập trung vào đặc điểm kinh doanh chính của các ngân hàng.

Tại Việt Nam hiện nay, doanh thu từ hoạt động tín dụng của các NHTM vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu hoạt động, điều này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM tại Việt Nam là hoạt động tín dụng. Do đó, để đảm bảo tính phù hợp đối với mẫu nghiên cứu là các NHTM tại Việt Nam, khóa luận chỉ sử dụng biến rủi ro có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Shen (2016) để đo lường biến phụ thuộc là hành vi QTLN, cụ thể như sau:

Biến rủi ro có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng:

Trong đó:

RISK

= σ LLPit/LOANt−1 LLP/LOANt−1

RISK:Quản trị lợi nhuận;

LLPit:Chi phí dự phòng/thu nhập lãi thuần của ngân hàng (i) tại năm (t); LOANt-1:Tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng (i) tại năm (t-1); σ LLP/LOANt-1:Độ lệch chuẩn LLP/LOANt-1 dữ liệu từ năm 2015 đến 2019, nếu dữ liệu không thể thu thập đủ, độ lệch chuẩn được xác định theo dữ liệu có thể thu thập được.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 43)