Như đã giải thích ở phần trước, đề tài kế thừa mô hình đo lường hành vi QTLN dựa trên rủi ro của Shen (2016) để đo lường biến phụ thuộc thay vì sử dụng mô hình đo lường hành vi QTLN theo cơ sở dồn tích như trong các nghiên cứu trước đây. Theo đó, hành vi QTLN sẽ được đo lường bằng biến rủi ro có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể: Trong đó: ROESKit = LLPit/LOANt−1 σ LLP/LOANt−1
RISK: Quản trị lợi nhuận;
LLPit: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/thu nhập lãi thuần của ngân hàng (i) tại năm (t);
LOANt-1: Tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng (i) tại năm (t-1); σ LLP/LOANt-1: Độ lệch chuẩn LLP/LOANt-1 dữ liệu từ năm 2015 đến 2019, nếu dữ liệu không thể thu thập đủ, độ lệch chuẩn được xác định theo dữ liệu có thể thu thập được.
Do chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của các CSTC đến hành vi QTLN tại các NHTM và cũng đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu từ các tác giả trước, đề tài đã chọn lọc ra các biến độc lập phù hợp nhất đối với điều kiện của Việt Nam, bao gồm 6 biến độc lập mang tính đại diện là: quy mô ngân hàng (BSZ); đòn bẩy tài chính (LEV); tỷ suất sinh lời (ROE); tính thanh khoản (LIQ); lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (OCF); và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP). Như vậy, mô hình nghiên cứu của đề tài được cụ thể như sau:
RISKit = β0 + β1*BSZit + β2*LEVit + β3*ROEit + β4*LIQit + β5*OCF + β6*LLP + εit
Trong đó: β0: Hằng số;
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Hệ số của các biến; RISK: Quản trị lợi nhuận;
BSZ: Quy mô ngân hàng; LEV: Đòn bẩy tài chính; ROE: Tỷ suất sinh lời; LIQ: Tính thanh khoản;
OCF: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh; LLP: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng;
Theo như mô hình nghiên cứu đã được lựa chọn và kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, đề tài mô tả cách thức đo lường biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua bảng sau đây:
Bảng 3.2 Xác định và đo lường các biến
Ký hiệu Tên biến Đo lường Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc
RISK
Rủi ro kinh doanh có điều chỉnh tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng LLPit/LOANt− 1 σ LLP/LOANt−1 Biến độc lập
BSZ Quy mô ngân hàng Logarit của tổng tài
sản -
LEV Đòn bẩy tài chính Tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu +
ROE Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
bình quân (ROE)
-
LIQ Tính thanh khoản
Tỷ số tổng tài sản thanh khoản của ngân hàng trên tổng
tài sản
-
OCF Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho
tổng tài sản
-
LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
Logarit của chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng trong năm
+
Kết luận Chương 3
Chương 3 đã trình bày và phát triển các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cũng như là các định nghĩa và cách thức đo lường các biến. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua dữ liệu thứ cấp từ các BCTC của 14 NHTM Cổ phần Việt Nam giai đoạn 2015-2019. Kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 biến độc lập thuộc các CSTC để kiểm định mối quan hệ giữa các biến này và hành vi QTLN của NQL tại các NHTM.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ