8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Công Thương Việt Nam) được hình thành theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT, ngày 26/3/1988 trên cơ sở nhân sự và chức năng nhiệm vụ của Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cùng các phòng Tín dụng Công nghiệp và Thương nghiệp thuộc các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, thị xã. Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức bước vào hoạt động từ ngày 8/7/1988. Từ đó ngày này trở thành Ngày truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng với tên thương hiệu ngắn gọn nhưng rất đỗi thân quen trên thị trường cả trong nước và quốc tế là VietinBank.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng từ một cấp sang mô hình Ngân hàng hai cấp và hình thành một mạng lưới NHTM rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của NHNN Việt Nam. Nhờ vậy mà hệ thống Ngân hàng đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Với số vốn chủ sở hữu từ những ngày đầu thành lập vỏn vẹn chỉ có 22 tỷ đồng, đến nay VietinBank đã đạt trên 63.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu (tăng hơn 2.800 lần), trong đó vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản của VietinBank cũng tăng từ 718 tỷ đồng (1988) lên đến gần 1.228.542 tỷ đồng (2019), với mức tăng là hơn 1.700 lần. Ban đầu, cả hệ thống VietinBank chỉ có 11.380 cán bộ, nhân viên với mạng
lưới gồm Hội sở chính ở Hà Nội (chưa tới 100 người), 32 chi nhánh cấp I và 42 chi nhánh cấp II (ngoài ra còn có 23 phòng giao dịch và 502 quỹ tiết kiệm). Đến nay, toàn hệ thống đã có gần 23.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Trụ sở chính, 2 Văn phòng Đại diện, 9 đơn vị sự nghiệp, 155 Chi nhánh cùng gần 1.000 Phòng giao dịch. Mạng lưới hoạt động của VietinBank không chỉ có ở trong nước mà VietinBank đã thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đặt 2 Chi nhánh tại Cộng hòa Liên bang Đức và lập Văn phòng Đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar. VietinBank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1.000 Ngân hàng tại trên 90 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, VietinBank còn tham gia góp vốn vào Ngân hàng liên doanh IndovinaBank (Ngân hàng liên doanh hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam) và có một số công ty trực thuộc. 30 năm xây dựng và phát triển của VietinBank gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ
hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động.
Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân
hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới
mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng.
Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị
theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.
Với hình thức tổ chức là NHTM cổ phần, VietinBank đã xây dựng được quan hệ hợp tác với hai cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi-UFJ, Ltd. (BTMU) của Nhật Bản và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Nhờ sự tham gia về mặt tài chính và kinh nghiệm về công tác quản lý của hai cổ đông chiến lược này mà nhiều mặt hoạt động nghiệp vụ trong nước và uy tín của VietinBank trên trường quốc tế đã
nâng cao rõ rệt.
Cho đến nay, thương hiệu VietinBank đã được khẳng định và ghi nhận: 6 năm liên tiếp nằm trong Top 2,000 Doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes; được Brand Finance định giá giá trị thương hiệu đạt 252 triệu USD với Sức mạnh Thương hiệu A+; Top dẫn đầu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017; Top 10 trong 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất 2017; được S&P xếp hạng tín nhiệm bằng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Với thành tích vượt trội, VietinBank vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất.
VietinBank được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.
Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông Mã cổ phiếu: CTG
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu
Cơ cấu cổ đông của VietinBank tới thời điểm hiện tại:
Bảng 2.1. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Tên cổ đông Tỷ lệ (%)
NHNN Việt Nam(SBV) 64.4
The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ 19.73
Quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC L.P 4.34
IFCapitalization Fund,L.P 3.35
Cổ đông khác 8.11
Hình 2.1. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy của VietinBank là một thể thống nhất gồm Hội sở chính, các chi nhánh tại các tỉnh thành phố trong ngoài nước thực hiện sự chỉ đạo điều hành của Hội sở chính.
Đến hiện nay, Vietinbank có mạng lưới phân bổ 63 tỉnh thành cả nước và 02 chi nhánh nước ngoài, cụ thể gồm: Hội sở chính, các chi nhánh và các công ty con…..
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ban kiểm soát
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ Kiểm toán nội bộ 1.
2. 3.
Ủy ban nhân sự Ủy ban QLRR
Ủy ban chính sách Văn phòng HĐQT
BAN ĐIỀU HÀNH 1. 2. 3. 4. HĐTD HĐ QLRR HĐ QL vốn HĐQL tài sản Nợ - Có
Ban chiến lược & quản trị thay
đổi Ban thư kí HĐQT và quanhệ cổ đông Ban thươnghiệu
Khối KHDN Khối KDV & Thị trường Khối QLRR Khối nhân
sự Khối vậnhành Khối tàichính Các chinhánh Các côngty con
Trung tâm
KH phía Nam Khối bánlẻ KhốiCNTT Khối Marketing và truyềnthông Khối phápchế và tuân thủ Cácphòng ban khác
Hình 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của VietinBank
2.1.3. Hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam từ năm 2016-2019
Trong những năm qua, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc tăng vốn của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn do việc bán vốn cho nước ngoài gặp trở ngại do tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng Nhà nước tại Vietinbank đã xuống dưới 65%. Việc không thể tăng vốn và áp lực hoàn thiện các chỉ số để hoàn thiện Basel II theo lộ trình của NHNN đã ảnh hưởng rất lớn tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng. Trong giai đoạn này ngân hàng cũng đang thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ
xấu giai đoạn 2015 – 2020 nên việc tăng trưởng phải gắn liền với kiểm soát rủi ro. VietinBank luôn thực hiện nghiêm túc, sát sao các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mục tiêu và kế hoạch đặt ra, trong giai đoạn này, Vietinbank luôn là một trong các ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất hệ thống, chất lượng tín dụng luôn được cải thiện và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp trong toàn hàng.
Bảng 2.2. Các chỉ số tài chính cơ bản giai đoạn năm 2016 – 2019
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Mức độ tăng trƣởng (%) 17/16 18/17 19/18 Tổng tài sản 944,364 1,088,073 1,154,805 1,228,542 15.2 6.1 6.4 Vốn chủ sở hữu 58,991 61,672 65,160 74,306 4.5 5.7 14.0 Vốn điều lệ 37,234 37,234 37,234 37,234 0.0 0.0 0.0 Tiền gửi khách hàng 654,814 752,569 824,346 889,792 14.9 9.5 7.9 Tổng dư nợ tín dụng 656,052 782,855 855,912 925,253 19.3 9.3 8.1 Chi phí dự phòng RRTD 4,951 8,280 7,743 12,928 67.2 -6.5 67.0
Lợi nhuận trước
thuế 8,197 8,350 6,365 11,461 1.9 -23.8 80.1
Lợi nhuận sau
thuế 6,597 6,717 5,053 9,283 1.8% -24.8 83.7 ROA 0.77 0.66 0.45 0.78 -14.2 -31.8 72.9 ROE 11.58 11.13 7.97 13.31 -3.9 -28.4 67.1 Nợ xấu 6,945 8,976 13,635 10,659 29.2 51.9 -21.8 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ tín dụng 1.06% 1.15% 1.59% 1.15% 8.3 38.9 -27.7 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) >9% >9% >9% >9% >9% >9% >9%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank 2016 – 2019)
Theo bảng 2.2 thì thấy rằng tổng tài sản của tăng đều qua các năm từ năm 2016, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giảm dần. Tính tới 31/12/2019, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 1,228,542 tỷ đồng và đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Cả tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng đều tăng trưởng qua các năm, tăng trưởng mạnh
nhất vào năm 2017, từ sau 2017 tốc độ tăng trưởng giảm dần. Cụ thể:
Dƣ nợ tín dụng tính tới 31/12/2019 đạt hơn 925,253 tỷ đồng, tăng 8.1% so với năm
2018, đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Cơ cấu dư nợ chuyển dịch tích cực về đồng tiền và phân khúc khách hàng thông qua tăng tỷ trọng dư nợ VND, dư nợ khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi, xếp hạng tín nhiệm tốt, hiệu quả sinh lời cao, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật và các giới hạn an toàn theo quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.15%, đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Quy mô nguồn vốn tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu nguồn đa
dạng theo loại tiền, tỷ lệ tiền gửi thanh toán liên tục tăng. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tính tới 31/12/2019 đạt 889,792 tỷ đồng, tăng 7.9% so với năm 2018. Trong đó, nguồn vốn thị trường 1 tăng trưởng ổn định và bền vững qua các năm, tiếp tục khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng đối với uy tín của VietinBank không ngừng được nâng cao; các tỷ lệ an toàn thanh khoản tuân thủ đúng quy định pháp luật và tiếp tục được cải thiện tốt.
Với việc chủ động triển khai quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp kinh doanh, Vietinbank đã hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu kinh doanh Đại hội đồng cổ đông giao và bám sát các nhiệm vụ được đề ra trong Đề án Tái cơ cấu 2015 - 2020 và Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018 - 2020. Trong năm 2019, VietinBank tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng tiên phong thực hiện các chính sách của Chính phủ và NHNN, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, chủ động phát triển tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, khai thác đa dạng các nguồn vốn, tiết giảm chi phí tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và luôn duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, triển khai các chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp, người dân thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp nhất. Trong năm 2019, hiệu quả hoạt động được cải thiện mạnh mẽ. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2019
đạt 11.461 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2018, đạt 127% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế tăng cao là kết quả của việc gia tăng hiệu quả hoạt động theo đúng định hướng thông qua tái cơ cấu danh mục cho vay, nâng cao hiệu quả danh mục tài sản có sinh lời, đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại tệ và đầu tư chứng khoán. Cụ thể, hiệu quả sinh lời từ lãi được cải thiện đáng kể với tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tăng lên mức 2,8% so với mức 2% năm 2018. Hoạt động kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả cao, doanh số và thị phần kinh doanh ngoại hối đứng hàng đầu trên thị trường liên ngân hàng và thị trường 1, tiếp tục khẳng định vị thế của VietinBank trên thị trường, thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ tăng 120% so với năm 2018. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, an toàn hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó là đầu vào trong tất cả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Với các Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào và quy mô lớn thì các khoản mục đầu tư và cho vay sẽ đa dạng hơn các ngân hàng có nguồn vốn không dồi dào. Nguồn vốn dồi dào còn giúp Ngân hàng phản ứng nhạy bén được với sự biến động về chính sách, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho khách hàng, tăng khả năng thanh toán của Ngân hàng đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Vietinbank, ta xem xét cơ cấu huy động vốn theo loại tiền, theo thời gian và theo thành phần kinh tế giai đoạn 2016 – 2019:
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền giai đoạn năm 2016 – 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Mức thay đổi (%)
2018/17 2019/18
Nội tệ 610,357 705,704 770,876 837,215 9.24 8.61
Ngoại tệ quy đổi 44,457 46,865 53,469 52,578 14.09 -1.67
Tổng 654,814 752,569 824,345 889,793 9.54 7.94
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank 2016 – 2019)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2016 - 2019
Qua bảng số liệu 2.3 và biểu đồ hình 2.3, ta nhận thấy nguồn huy động theo loại tiền của Ngân hàng không ngừng gia tăng các năm. Nguồn nội tệ tăng bình quân trong giai đoạn 2016 – 2019 khoảng 8.9% mức tăng này khá tương đồng với mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này. Nguồn vốn ngoại tệ trong năm 2019 có sụt giảm nhẹ so với năm 2018 tuy nhiên không đáng kể. Là một trong bốn ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, lãi suất huy động luôn thuộc mức thấp để đảm lãi suất mặt bằng thị trường không biến động tăng cao theo yêu cầu của NHNN, tuy nhiên, nguồn vốn của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, kết quả trên là do Ngân hàng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, ngân hàng luôn đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ tài
chính của khách hàng. Ngân hàng luôn coi trọng việc quảng bá hình ảnh ngân hàng, thu hút khách hàng qua thái độ ân cần, chu đáo, nhiệt tình phục vụ.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn giai đoạn 2016 - 2019
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Mức thay đổi
2018/17 2019/18 Tiền gửi có kỳ hạn 548,035 631,764 693,575 739,159 9.78% 6.57% Tỷ trọng 83.7% 83.9% 84.1% 83.1% Tiền gửi KKH 106,779 120,805 130,770 150,634 8.25% 15.19% Tỷ trọng 16.3% 16.1% 15.9% 16.9% Tổng 654,814 752,569 824,345 889,793 9.54% 7.94%
(Nguồn:Báo cáo tài chính của Vietinbank 2016 – 2019)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo theo thời hạn giai đoạn 2016 - 2019
Theo bảng 2.3 thì nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, chiếm hơn 83% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 khi lên tới 84.1% tổng nguồn vốn tuy nhiên đã