8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1. Các kiến nghị về phía nhà nƣớc.
Yêu cầu các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính:
Yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ quy định về kế toán và thống kê. Theo đó, Nhà nước cần phải yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện kiểm
toán báo cáo tài chính hàng năm để đảm bảo tính trung thực chính xác của các con số trên báo cáo tài chính. Theo luật Kiểm toán hiện nay thì pháp luật có quy định cụ thể những doanh nghiệp mà báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán. Tuy nhiên, đây là một phần nhỏ doanh nghiệp trên thị trường, phần còn lại số liệu báo cáo khá sơ sài và làm cho có lệ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng hai hệ thống báo cáo tài chính (báo cáo nội bộ và báo cáo cung cấp cho cơ quan nhà nước) để đối phó. Do vậy, cán bộ thẩm định Ngân hàng rất khó trong việc xác thực số liệu báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng một cách chính xác. Vì việc, cần phải thực hiện bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính đối với tất cả các doanh nghiệp.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trong nƣớc phát
triển:
Ở Việt Nam, việc thuê các đơn vị kiểm toán lớn và có uy tín sẽ rất khó và tạo chi phí khá lớn cho doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán tại Việt Nam còn khá trẻ và ít kinh nghiệm. Việc sử dụng số liệu do các công ty kiểm toán tại Việt Nam cũng chưa hoàn toàn tạo được sự tin tưởng cho phía Ngân hàng. Để số liệu Ngân hàng có thể tin tưởng sử dụng thì Nhà nước phải chính sách phát triển các công ty kiểm toán độc lập, thực sự mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm.
Các Bộ ngành cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành
cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp
Việc phân tích hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sơ so sánh sự biến động qua các thời kỳ, chưa đánh giá được mặt bằng chung toàn ngành và hiệu của của Dự án so với ngành, cán bộ thẩm định sau khi tính toán các chỉ tiêu tài chính chưa có cơ sở hoặc tiêu chuẩn chung để đánh giá. Do vậy, cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành cho các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp làm cơ sở để ngân hàng so sánh đánh giá khi thẩm định.
Phối hợp giữa các Bộ ngành và chính quyền địa phƣơng
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành và chính quyền địa phương có liên quan trong việc thẩm định, phê duyệt dự án nhằm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như quyết định phê duyệt đầu tư của các
cấp là cơ sở pháp lý quan trọng cho Ngân hàng trong công tác thẩm định.
Nâng cấp chất lƣợng thông tin do CIC của NHNN cung cấp
Ngân hàng Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm yêu cầu các NHTM cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời về tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các TCTD. Thực hiện cơ chế “mua bán thông tin” cho các NHTM khi các Ngân hàng sử dụng thông tin để thẩm định.
Tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi và ổn định
Hoạt động của Ngân hàng và các doanh nghiệp còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và quy định khác. Vì vậy, tạo một môi trường pháp lý thuận lợi và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng và các doanh nghiệp được ổn định và ít rủi ro hơn.
3.3.2. Các kiến nghị đối với Chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tư cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của thẩm định Dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng để từ đó có thể đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc về hiệu quả tài chính DAĐT từ đó có định hướng đầu tư phù hợp với thực tiễn, đảm bảo Dự án khả thi hiệu quả.
Chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về thống kê, kế toán, kiểm toán. Đồng thời chủ đầu tư cần tích cực và trung thực trong việc cung cấp thông tin Dự án cho Ngân hàng để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính DAĐT. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chủ động trong việc nâng cao kiến thức và năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực lập và thẩm định DAĐT. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng những nội dung của Dự án như pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, tài chính,… Từ đó chủ đầu tư sẽ xây dựng tổng mức đầu tư hợp lý, tránh trường hợp tổng mức đầu tư quá thấp dẫn tới không đủ số vốn để triển khai Dự án hoặc tổng mức đầu tư quá cao dẫn tới chi phí tăng cao làm giảm hiệu quả Dự án.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay tại VietinBank mà chương 2 đã đề cập, luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho VietinBank và một số kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính Dự án tại VietinBank từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng.
I
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật của các TCTD số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017.
2. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng.
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng.
5. Bộ xây dựng (2020), Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 về việc Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và Giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018
6. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 về quy đinh chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt Dự án và thiết kế, Dự toán xây dựng công trình.
7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức Tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Thông tư 16/2018/TT-NHNN ngày 31/07/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.
8. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 9. Vũ Công Tuấn (2002), Thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản TPHCM, Thành
phố Hồ ChíMinh
10. TS. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị Dự án Đầu tư, NXB Tài chính
tế quốc dân
12. Đinh Thế Hiển (2006), Lập và Thẩm Định Hiệu Quả Tài Chính Dự Án Đầu Tư, NXB Thống Kê.
13. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính Dự án, NXB Tài Chính
14. Nguyễn Minh Kiều (2014), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính
15. PGS.TS Phạm Long, TS. Vũ Thị Thanh Thúy (2018), Thẩm định tài chính Dự án đầu tư, NXB Sự Thật
16. Vũ Thị Phương Thảo (2012), Một số vấn đề trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương, Luận văn Thạc sỹ tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Ngô Đức Tiến (2015), Giải pháp hoàn thiên công tác thẩm định cho vay Dự án đấu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính
18. Nguyễn Thị Bích Vượng (2016), Chất lượng thẩm định tài chính Dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (lấy thực tế từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
19. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên 2016 20. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên 2017 21. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên 2018 22. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên 2019. 23. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Phụ lục V – Hướng dẫn
thẩm định cho vay dự án đầu tư của tổ chức kinh tế, Nguồn nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
24. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2017), Quyết định số 550/2017/QĐ- TGĐ-NHCT35 về việc ban hàng Quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp, Nguồn nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
HĐTQ-NHCT35 quy định một số nội dung về nghiệp vụ tín dụng, đầu tư theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Nguồn nội bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
26. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2019), Triển khai định hướng tín dụng.
27. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2019), Quyết định số 046/2019/QĐ- TGĐ-NHCT58 quy định về cam kết chất lượng cấp tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống.
II. CÁC TRANG WEB TRUY CẬP
28.http://vanban.chinhphu.vn 29.https://www.sbv.gov.vn 30.https://www.mpi.gov.vn 31.https://www.mof.gov.vn 32.https://www.vietinbank.vn 33.https://vneconomy.vn