8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Giải pháp về cán bộ thẩm định
Như đã phân tích ở trên, nhân sự là yếu tố quan trọng đối với kết quả của hoạt động công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay của NHTM vì cán bộ thẩm định là người trực tiếp thu thập hồ sơ khách hàng, trực tiếp phỏng vấn khách hàng, dựa trên những thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định thực hiện phân tích đánh giá về Dự án từ pháp lý tới hiệu quả tài chính Dự án để từ đó đề xuất phương án tài trợ cho Dự án hay không. Kết quả thẩm định có hiệu quả hay chất lượng cao nếu Dự án được thẩm định một cách khách quan và công tâm. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.
Về kinh nghiệm thẩm định: cán bộ thẩm định phải trực tiếp tham gia thẩm định nhiều
Dự án, ngoài kinh nghiệm thẩm định thì cán bộ cần phải có kinh nghiệm về các lĩnh vực khác liên quan tới Dự án.
thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, về phân tích tài chính doanh nghiệp và các kiến thức cơ bản khác về thị trường, công nghệ, kỹ thuật, thuế, pháp luật,… nhằm phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ cần phải biết tính toán số liệu tài chính, phân tích đánh giá số liệu tài chính. Đồng thời, cán bộ phải có kỹ năng tổng hợp thông tin và đánh giá thông tin thu thập một cách nhạy bén.
Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ tham gia công tác thẩm định phải có tư cách đạo
đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiệt huyết với ngành ngân hàng. Bởi chỉ có như vậy, cán bộ thẩm định mới không bị lung lay về quan điểm tín dụng, rủi ro khi thẩm định và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho Ngân hàng.
Các giải pháp trên đã và đang được các Ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng triển khai, tuy nhiên để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thẩm định Dự án nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng, VietinBank cần phải tiếp tục triển khai giải pháp về cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu công việc như:
Tổ chức đào tạo cán bộ, chuyên viên thẩm định tài chính DAĐT
Muốn nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính Dự án đầu thì định kỳ hàng quý hoặc bán niên hoặc năm thì Ngân hàng cần phải tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ như kiến thức về thẩm định tài chính, về quy định mới của Nhà Nước, của Ngân hàng Nhà Nước về công tác thẩm định, tín dụng hoặc các buổi chia sẻ kinh nghiệm để cán bộ và chuyên viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm xử lý khi gặp các tình huống tương tự. Qua các khóa đào tạo này thì cán bộ, chuyên viên thẩm định sẽ có thêm các kiến thức về pháp luật, kỹ thuật, phương pháp thẩm định và kiến thức các ngành nghề có liên quan tới DAĐT.
Để đảm bảo thành công cho khóa học thì các học viên sau khi nghiên cứu lý thuyết thì cần phải được thực hành bằng các tình huống Dự án thực tế đã và đang triển khai, các Dự án thất bại hoặc phải điều chỉnh chỉ tiêu tài chính, các Dự án triển khai thất bại hoặc các Dự án bị từ chối cho vay. Bên cạnh đó, ngoài việc thực hành dựa trên tình huống thực tế thì cần phải có đội ngũ nhà đào tạo chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong ngành hoặc các chuyên gia giỏi bên ngoài kết hợp cùng giảng dạy.
Để khóa học có chất lượng cao thì cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng như khóa học dành cho cán bộ mới hay khóa học nâng cao cho cán bộ cũ hoặc chuyên viên phụ trách công tác thẩm định tài chính DAĐT.
Tuy nhiên, khi tổ chức các khóa học đào tạo cán bộ, chuyên viên thẩm định tài chính DAĐT cần phải lưu ý:
Thứ nhất: rà soát lại năng lực trình độ thẩm định của cán bộ để từ đó hỗ trợ cán bộ tham gia các khóa học nhằm đào tạo lại trình độ.
Thứ hai: Phân công cán bộ phụ trách khách hàng theo từng nhóm ngành nghề chuyên sâu, theo từng lĩnh vực nhằm tạo sự chuyên môn hóa trong công việc.Quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận để có thể theo dõi quản lý khách hàng đảm bảo đội ngũ kế thừa có thể nắm bắt liên tục công việc.
Thứ ba: Xây dựng cơ chế luân chuyển hồ sơ hoặc quản lý chéo nhằm tạo điều kiện giám sát các khoản vay Dự án một cách minh bạch, tránh những mối quan hệ không lành mạnh với khách hàng.
Thứ tư: Xây dựng cơ chế thu nhập gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi cá nhân trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, gây thiệt hại về vật chất và uy tín của Ngân hàng.
Thu hút, tuyển chọn những ngƣời tài giỏi, những chuyên gia tham gia vào công tác thẩm định.
Hiện nay công tác tuyển dụng đầu vào đang được cắt giảm đi các hình thức tuyển dụng, việc tuyển dụng hiện nay chủ yếu chú trọng vào công tác bán hàng, ít chú trọng tới kiến thức về chuyên ngành khi tuyển dụng. Việc cắt giảm này ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ được thẩm định tuyển. Do vậy, để nâng cao chất lượng cán bộ đầu vào, Ngân hàng cần phải có biện pháp kiểm tra khoa học phù hợp để có thể chọn lọc được những người có kiến thức, khả năng làm việc phù hợp với vị trí yêu cầu công việc.
Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay trong ngành tài chính ngân hàng khá là khắc nghiệt, để có thể thu hút được người tài giỏi thì Ngân hàng cần phải có chính
sách thu hút nhân tài hơn so với các TCTD khác, ví dụ về thu nhập, về cơ hội thăng tiến, về môi trường làm việc, và các chính sách phúc lợi khác,...
Như ta đã phân tích ở trên thì việc thẩm định các thông số đầu vào là dựa vào các phân tích tại phần thị trường và phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, cán bộ tham gia công tác thẩm định thì chủ yếu là những người tốt nghiệp trong các ngành kinh tế, các nhận định về kỹ thuật sẽ bị hạn chế và không có độ chính xác cao. Điều này dẫn tới các thông số đầu vào có thể không được kiểm định một cách chính xác và kết quả thẩm định tài chính có độ chính xác không cao. Do vậy, để khắc phục hạn chế này thì Ngân hàng có thể kết hợp với các tổ chức kinh tế hoặc cộng tác với các chuyên gia chuyên về lĩnh vực thẩm định để có thể cùng tham gia vào công tác thẩm định. Đồng thời, họ có thể đưa ra những góp ý hoặc những dự đoán về xu thế phát triển của nền kinh tế, của ngành trong tương lai. Từ đó có thể gợi ý các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính Dự án.
Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính Dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay.
Hành động bao giờ cũng xuất phát từ nhận thức của con người, do vậy công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động sẽ không đạt hiệu quả cao nếu cán bộ thẩm định và lãnh đạo ngân hàng không nhận thức được hoặc đánh giá cao vai trò của thẩm định tài chính trong công tác cho vay. Khi lãnh đạo Ngân hàng nhận thức được vai trò của thẩm định tài chính DAĐT trong quyết định cho vay của mình thì sẽ có những chỉ đạo phù hợp tới cán bộ thẩm định từ đó ảnh hưởng tới nhận thức của cán bộ thẩm định. Cán bộ cần nhận thức được rằng chỉ có Dự án hiệu quả về tài chính thì mới đủ khả năng hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng. Kết quả thẩm định tài chính Dự án là cơ sở để Lãnh đạo Ngân hàng ra quyết định cho vay chứ không phải là bước hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để cho vay. Khi nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay thì cán bộ sẽ có ý thức và trách nhiệm trong việc thẩm định tài chính Dự án và kết quả thẩm định đó, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay tại VietinBank.