Những hạn chế

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 69 - 72)

8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Những hạn chế

Về tổ chức công tác thẩm định

Trong giai đoạn 2016 – 2019, VietinBank đã có những bước cải tiến về công tác thẩm định góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro trong quá trình thẩm định tốt nhất, tuy nhiên trong tổ chức công tác thẩm định thì vẫn còn một số hạn chế nhất định ngoài những kết quả đã đạt được.

Trong giai đoạn 2016 -2019 VietinBank đã có lúc tách bộ phận tín dụng tại chi nhánh thành hai bộ phận nhỏ là quan hệ khách hàng và thẩm định. Theo đó, cán bộ quan hệ khách hàng có nhiệm vụ chính là chăm sóc khách hàng, tư vấn, quản lý và tìm kiếm khách hàng mới. Cán bộ thẩm định có trách nhiệm dựa trên số tài liệu khách hàng và cán bộ khách hàng cung cấp, kết hợp với kiến thức và nguồn thông tin thu thập khác sẽ thẩm định và đề xuất tín dụng đối với khách hàng. Đối với mô hình này sẽ góp phần chuyên môn hóa từng công việc hơn, và việc thẩm định độc lập sẽ khách quan hơn và cho kết quả sát hơn. Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế là cán bộ thẩm định không có thời gian gặp nhiều khách hàng nên sẽ không nắm rõ khách hàng bằng cán bộ quan hệ khách hàng, dẫn tới

việc thông tin để đưa vô báo cáo thẩm định có thể không đầy đủ, có thể từ chối các khách hàng tốt. Phát hiện ra điểm hạn chế trên, Ngân hàng đã gộp hai vị trí lại thành một theo đó cán bộ tín dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ của cả hai bộ phận cũ. Việc này sẽ giúp việc thẩm định được tiến hành thuận lợi và nhanh hơn. Tuy nhiên, việc cán bộ tín dụng kiêm cả hai nhiệm vụ là phát triển kinh doanh, đảm bảo doanh số nhưng vẫn đảm rủi ro cho Ngân hàng là nhiệm vụ cực kì khó khăn vì: Thứ nhất, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào. Thứ hai, cán bộ tín dụng là người trực tiếp gặp khách hàng, trao đổi với khách hàng nếu cơ chế quản lý giám sát không chặt chẽ sẽ dẫn tới việc cán bộ câu kết, thông đồng với khách hàng để tư lợi, ngược lại nếu quản lý quá chặt thì cán bộ không thể hoàn thành chỉ tiêu được giao và đảm bảo tăng trưởng. Thứ ba, quá tải công việc khi cán bộ tín dụng phải làm quá nhiều công việc tác nghiệp dẫn tới tình trạng làm đối phó, qua loa, xong việc.

Về kỹ thuật thẩm định và phƣơng pháp thẩm định:

Mặc dù VietinBank đã có những hướng dẫn chung về cách thẩm định và kỹ thuật thẩm định Dự án, tuy nhiên đây là những hướng dẫn chung, định hướng nên tùy thuộc vào từng dự án, từng trường hợp mà chi nhánh và các Phòng ban trụ sở chính có cách áp dụng phù hợp. Chính vì vậy nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong thẩm định tài chính DAĐT, cụ thể:

Về chỉ tiêu tài chính: Khi đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT, nhiều chi nhánh còn

chưa nhất quán trong việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: Giá trị hiện tại ròng - NPV, Tỷ suất sinh lời nội bộ - IRR, Chỉ số sinh lời - PI, Thời gian hoàn vốn - PB, Khả năng hoàn trả nợ vay - DSCR. Thông thường các chỉ nhánh chỉ sử dụng 02 chỉ tiêu là NPV và IRR trong việc xác định hiệu quả của Dự án mà ít khi xem xét tới các chỉ tiêu Chỉ số sinh lời - PI và Thời gian hoàn vốn – PB, Khả năng hoàn trả nợ vay – DSCR.

Về dòng tiền của Dự án: Dòng tiền dự án được xác định bao gồm: (i) Dòng tiền

đầu tư ban đầu, (ii) Dòng tiền hoạt động và (iii) Dòng tiền kết thúc dự án. Các dòng tiền này chưa được cán bộ thẩm định của Ngân hàng xác định chính xác và đầy đủ. Cụ thể; đối với dòng tiền đầu tư ban đầu thông thường cán bộ thẩm

định thường bỏ qua chỉ tiêu Vốn lưu động ròng ban đầu tham gia vào Dự án điều này dẫn tới việc xác định sai tổng mức đầu tư và kết quả thẩm định hiệu quả dự án phản ánh không chính xác. Đối với dòng tiền hoạt động của Dự án thì theo nguyên tắc Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm sẽ bằng lợi nhuận sau thuế của dự án, cộng Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí trả lãi tiền vay và tăng/giảm nhu cầu vốn lưu động, các thay đổi khác (lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá; các khoản trích dự phòng...). Tuy nhiên, khi thực tế triển khai thì cán bộ thẩm định thường bỏ qua yếu tố tăng/giảm nhu cầu vốn lưu động của Dự án, thông thường cán bộ chỉ xác định Dòng tiền hoạt động ròng hàng năm bằng Lợi nhuận sau thuế cộng Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí trả lãi tiền vay nhưng mức xác định này chỉ phù hợp với các Dự án nhỏ và đơn giản, còn đối với các Dự án lớn việc xác định thiếu các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền của Dự án và dẫn tới việc xác định hiệu quả Dự án không chính xác. Đối với dòng tiền thanh lý thì do cán bộ thẩm định hay bỏ sót yếu tố vốn lưu động ròng ban đầu nên khi kết thúc dự án dòng tiền thu hồi khoản này cũng không có dẫn tới ảnh hưởng tới dòng tiền. Như vậy, việc không nhất quán trong việc xác định dòng tiền dự án dẫn tới việc xác định hiệu quả Dự án không được chính xác.

Về suất chiết khấu: Việc xác định suất chiết khấu luôn là việc khó khăn nhất trong

việc thẩm định hiệu quả DAĐT. Phần suất chiết khấu được trình bày ở chương 1 nó phản ánh mức lợi nhuận trung bình tối thiểu của Dự án yêu cầu (của chủ sở hữu và cổ đông). Thông thường cán bộ tín dụng thường xác định mức lãi suất chiết khấu này bằng đúng lãi suất vay ngân hàng. Tuy nhiên việc xác định này là không chính xác vì suất chiết khấu là bình quân gia quyền các nguồn vốn, ta phải xác định được tỷ suất lợi nhuận kì vọng của các chủ sở hữu là bao nhiêu, các nguồn khác tham gia (nếu có) thì yêu cầu là bao nhiêu, từ đó kết hợp với lãi suất vay ngân hàng ta tính được suất chiết khấu của Dự án. Để dự án từ không hiệu quả sang hiệu quả, cán bộ thẩm định chỉ cần điều chỉnh giảm suất chiết khấu xuống một mức nhất định là Dự án sẽ hiệu quả. Chính vì điều này là một hạn chế của VietinBank khi cán bộ tín dụng đồng thời làm cả hai nhiệm vụ.

Về cách thức thẩm định DAĐT, cán bộ thẩm định không nên tách rời các phương

định thẩm định tài chính là khâu trọng yếu nhất, tổng hợp xâu chuỗi các phương diện thẩm định khác. Cụ thể, thẩm định tài chính là giai đoạn tổng hợp các thông số kinh tế, kỹ thuật DAĐT đã được thẩm định qua phân tích thị trường, kỹ thuật và nguồn lực trước đó, từ đó xây dựng các ước lượng dòng tiền, xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ vay của DAĐT từ đó đưa ra quyết định cho vay Dự án hay không.

Về nội dung, chất lƣợng báo cáo thẩm định

Nội dụng thẩm định về dự án được thể hiện trong báo cáo thẩm định, thể hiện ý kiến và trách nhiệm của cán bộ thẩm định dự án. VietinBank đã ban hành bộ mẫu khung về báo cáo thẩm định Dự án và áp dụng cho tất cả các Dự án, trong đó một số nội dung thẩm định phù hợp với ngành nghề này nhưng lại không phù hợp với ngành nghề khác nên dẫn đến cán bộ thẩm định mất thời gian trong quá trình thẩm định các nội dung không cần thiết. Dẫn đến báo cáo thẩm định đôi khi lan man, xa rời nội dung chính và gây khó hiểu đối với người ra quyết định. Ngoài ra, các nội dung liên quan tới thẩm định còn sơ sài, nhiều trường hợp còn bị động, sao chép thông tin từ khách hàng cung cấp. Số liệu tính toán hiệu quả tài chính Dự án nhiều khi còn không thống nhất.

Đối với các hồ sơ phải trình Trụ sở chính phê duyệt thông thường trụ sở chính đều yêu cầu chi nhánh bổ sung giải trình các thông tin trong tờ trình, rất nhiều trường hợp chi nhánh phải làm lại toàn bộ tờ trình. Điều này dẫn tới kéo dài thời gian thẩm định gây ấn tượng không tốt với khách hàng do phải giải trình nhiều lần. Về phương pháp thẩm định cũng như cách tính các chỉ tiêu tài chính không thống nhất trong toàn hệ thống dẫn tới sự kết luận giữa chi nhánh và trụ sở chính khác nhau về Dự án dẫn tới quyết định cho vay Dự án cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w