Hoạt động sử dụng vốn huy động

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 51 - 53)

8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn huy động

Với nguồn vốn dồi dào, ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục sử dụng vốn của mình từ việc đầu tư tới cho vay khách hàng. Trong hoạt động sử dụng vốn thì phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng sẽ sử dụng vốn để cho vay, tạo ra kênh lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Trong giai đoạn này, dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên mức tăng trưởng là thấp hơn trong giai đoạn trước 2016. Nguyên nhân chính là trong giai đoạn 2016 – 2019 là giai đoạn ngân hàng đang tiến hành thực hiện Đề án Tái cơ cấu 2015 - 2020 và Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018 – 2020 nên việc cho vay được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro và nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, kế hoạch tăng vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hệ số CAR của Ngân hàng, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Ta sẽ lần lượt phân tích việc sử dụng vốn để cho vay nền kinh tế của Vietinbank: Theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế để thấy được thực trạng cho vay khách hàng trong giai đoạn 2016- 2019.

Theo thời hạn cho vay

Tùy theo mục đích vay vốn của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng sẽ xem xét cho vay với thể loại ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Qua bảng 2. 6 và hình 2.5 ta thấy tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm. Trong đó năm tăng trưởng mạnh nhất là 2017 – 2016, với mức tăng trưởng dư nợ hơn 19% và năm 2019 là năm có mức tăng trưởng thấp nhất với mức tăng hơn 8.1%. Trong giai đoạn 2016 – 2019, dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng tăng nhanh về giá trị và tỷ trọng cũng ngày càng tăng so với tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ trung hạn và lại có xu hướng giảm dần, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ dài hạn trong hệ

thống có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng khi tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn của Ngân hàng cũng có xu hướng tăng trong thời gian này.

Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2016 – 2019

Đvt: tỷ đồng Kỳ hạn 2016 2017 2018 2019 Mức thay đổi (%) 2018/17 2019/18 Nợ ngắn hạn 372,361 445,885 484,073 533,784 8.6% 10.3% Tỷ trọng 56.8% 57.0% 56.6% 57.7% Nợ trung hạn 71,805 75,087 68,177 59,552 -9.2% -12.7% Tỷ trọng 10.9% 9.6% 8.0% 6.4% Nợ dài hạn 211,887 261,882 303,662 331,917 16.0% 9.3% Tỷ trọng 32.3% 33.5% 35.5% 35.9% Tổng 656,053 782,854 855,912 925,253 9.3% 8.1%

(Nguồn:Báo cáo tài chính của Vietinbank 2016 – 2019)

Đvt: tỷ đồng

Hình 2.5: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2016 – 2019

Theo thành phần kinh tế

Nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng, VietinBank đã chú ý bố trí vốn tín dụng ở nhiều thành phần kinh tế để vừa góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, vừa hạn chế rủi ro do quá tập trung tín dụng vào một thành phần kinh tế. Khách hàng tại Ngân hàng bao gồm khá đa dạng gồm: công ty cổ phần, công ty

TNHH, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân - cá nhân – hộ gia đình, thành phần kinh tế khác.

Bảng 2.7: Dƣ nợ cho vay theo TPKT giai đoạn 2016 – 2019

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Mức thay đổi

2018/17 2019/18 Công ty Nhà Nước 36,108 30,621 35,740 42,213 16.7% 18.1% Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước 100% 58,752 51,776 38,826 33,257 -25.0% -14.3% Công ty TNHH hơn MTV vốn Nhà nước trên 50% 5,578 7,321 6,560 6,628 -10.4% 1.0% Công ty TNHH khác 131,243 167,452 190,666 208,030 13.9% 9.1% Công ty CP vốn NN trên 50% 40,464 39,643 31,941 35,144 -19.4% 10.0% Công ty CP khác 174,395 227,257 245,718 262,912 8.1% 7.0% Công ty Hợp danh 32 67 25 49 -62.7% 96.0% DNTN 17,602 14,216 12,229 12,045 -14.0% -1.5% DN có vốn nước ngoài 35,553 44,511 45,597 48,318 2.4% 6.0% Hợp tác xã 1,074 1,317 1,339 1,366 1.7% 2.0%

Hộ kinh doanh cá nhân 151,885 190,051 244,827 272,805 28.8% 11.4% Đơn vị hành chính sự

nghiệp 3,353 2,794 2,174 1,554 -22.2% -28.5%

Thành phần kinh tế

khác 14 828 270 932 -67.4% 245.2%

Tổng 656,053 782,854 855,912 925,253 9.3% 8.1%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank 2016 – 2019)

Nhìn chung, dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm đều tăng dần qua các năm. Đây cũng chính là những khách hàn g đầy tiềm năng mà các NHTM đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Dư nợ của các công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, tiếp đến là công ty TNHH và hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w