8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Các nguyên nhân chủ quan
Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định (yếu tố con
Yếu tố con người luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thẩm định Dự án nói chung và tài chính Dự án nói riêng. Mặc dù, VietinBank luôn luôn chú trọng yếu tố này khi đầu vào tuyển dụng có chất lượng cao và trong quá trình công tác, cán bộ luôn được đào tạo để nâng cao năng lực kiến thức chuyên môn nhưng với tình hình kinh tế phát triển hiện nay, thì số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của công việc thẩm định DAĐT, đặc biệt là các Dự án có quy mô lớn lên tới hàng ngàn tỷ đồng và có tính chất kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng tại VietinBank trong thời gian qua là rất lớn do áp lực chỉ tiêu được giao, áp lực hoàn thành nhanh công việc thẩm định từ khách hàng hay chính Ban giám đốc chi nhánh nên nhiều Dự án cán bộ tín dụng đã không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện các nội dung thẩm định mà chỉ nêu các vấn đề cơ bản trong báo cáo thẩm định. Các hoạt động trực tiếp khảo sát khách hàng, khảo sát Dự án, trao đổi với các khách hàng khác cùng ngành nghề, với cơ quan hữu quan nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chưa được chú trọng, chủ yếu vẫn thẩm định trên hồ sơ giấy. Điều này dẫn tới chất lượng báo cáo thẩm định không cao ảnh hưởng tới quyết định cho vay DAĐT.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm cán bộ cũng là một trong những hạn chế của VietinBank khi các cán bộ tham gia công tác thẩm định hiện nay, mặc dù trình độ khá cao nhưng tuổi đời còn khá trẻ nên kinh nghiệm trong việc thẩm định Dự án cũng bị hạn chế. Ngoài ra, do đầu vào của Ngân hàng là các sinh viên của các khối/ngành kinh tế nên Ngân hàng gặp khó khăn khi thẩm định các Dự án có tính kỹ thuật cao. Và trình độ năng lực của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh và Trụ sở chính cũng có sự khác biệt rất lớn. Đội ngũ thẩm định tại Trụ sở chính hầu hết có chuyên mô tốt hơn và kinh nghiệp thẩm định triển khai tốt hơn tại chi nhánh và họ cũng có điều kiện cập nhật kiến thức tốt hơn.
Một vấn đề khác ngoài năng lực, kiến thức, kinh nghiệm thì đạo đức cán bộ thẩm định cũng là một yếu tố phải quan tâm khi thẩm định Dự án. Như phân tích ở trên do nhiều yếu tố (áp lực chỉ tiêu, áp lực khách hàng, từ ban giám đốc) có thể dẫn tới việc cán bộ thẩm định vô tình hoặc cố ý tìm cách “lách‟ quy trình quy định vay vốn cho khách hàng.
Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ cho công tác thẩm định.
Như đã phân tích ở phần trên, thông tin đầu vào của Dự án là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thẩm định tài chính của Ngân hàng. Thông tin đầu vào là kết quả của việc nghiên cứu, thẩm định về thị trường, về khoa học kỹ thuật/công nghệ của Dự án. Nếu những thông tin về thị trường và kỹ thuật không chính xác sẽ dẫn tới kết quả các thông số đầu vào của việc thẩm định tài chính không chính xác và đưa ra kết quả thẩm định tài chính của Dự án không chính xác. Tại VietinBank, cán bộ tham gia công tác thẩm định chưa thật sự chú trọng trong việc thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định, hầu hết các thông tin cán bộ sử dụng trong báo cáo thẩm định phần lớn dựa trên báo cáo đầu tư/báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư cung cấp hoặc có sử dụng các thông tin ngoài nhưng không có sự chọn lọc mà chỉ sao chép cho đủ nội dung của báo cáo thẩm định. Việc tái thẩm định của hội sở cũng phần lớn dựa vào thông tin khách hàng cung cấp và chi nhánh cung cấp theo đề nghị nên thông tin phục vụ công tác tái thẩm định bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguồn thông tin có độ tin cậy cao từ đơn vị nghiên cứu độc lập, cơ quan ban ngành nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp còn hạn chế cũng dẫn tới hiệu quả công tác thẩm định Dự án nói chung và thẩm định tài chính Dự án nói riêng.
Phƣơng pháp và tiêu chuẩn thẩm định.
Mặc dù trụ sở chính đã có văn bản hướng dẫn thẩm định DAĐT, trong đó nêu phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định Dự án nhưng các chi nhánh trong hệ thống chưa thực hiện thống nhất phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định khi trình hồ sơ Dự án. Do văn bản là hướng dẫn chung nên khi các chi nhánh áp dụng cho từng trường hợp khác nhau thì dẫn tới sự áp dụng khác nhau tại mỗi chi nhánh, nội dung báo cáo thẩm định của chi nhánh thường cũng sơ sài chưa đáp ứng toàn bộ yêu cầu trong hướng dẫn của Trụ sở chính dẫn tới khi tiến hành tái thẩm định thì hồ sơ phải yêu cầu cung cấp thêm gây mất thời gian và chi phí. Ngoài ra, không thống nhất phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định nên hiệu quả tài chính chi nhánh thẩm định và Trụ sở chính thẩm định dễ xảy ra sự khác biệt dẫn tới việc đề xuất cho vay hoặc từ chối Dự án nhiều khi chưa được chính xác.
Phương tiện/trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định Dự án chưa thật sự đầy đủ và hiện đại. Mặc dù hiện tại có rất nhiều phần mềm hỗ trợ công tác phân tích thẩm định tài chính DAĐT như phần mềm về phân tích tài chính, các phần mềm về thống kê số liệu, phương pháp biểu đồ GRANT,… Tuy nhiên trong thẩm định Dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng thì VietinBank vẫn còn sử dụng những phương pháp cũ hoặc sử dụng phần mềm đơn giản trong tính toán hiệu quả tài chính Dự án như Excel, thậm chí còn tính thủ công rất mất thời gian và công sức.
Tổ chức công tác thẩm định
Hiện nay tại các chi nhánh của VietinBank thì Ngân hàng chưa tách bạch giữa vị trí thẩm định và vị trí quan hệ khách hàng, mặc dù trước đó Ngân hàng đã thực hiện tách nhưng chưa làm triệt để và ảnh hưởng tới việc phục vụ khách hàng. Như phân tích ở trên, việc gộp 02 vị trí như hiện nay sẽ làm chất lượng thẩm định Dự án bị ảnh hưởng và hiệu quả không cao.
Tại trụ sở chính thì việc tái thẩm định mặc dù được thực hiện bởi phòng Phê duyệt tín dụng tuy nhiên theo cơ chế hiện nay thì thường quản lý theo chi nhánh. Điều này có nghĩa là tại phòng phê duyệt tín dụng sẽ có cán bộ và lãnh đạo phòng phụ trách một số chi nhánh, khi chi nhánh có hồ sơ vượt thẩm quyền trình lên thì cán bộ và lãnh đạo phụ trách sẽ tiếp nhận và xử lý cho chi nhánh. Hạn chế ở đây là việc chi nhánh sẽ có rất nhiều Dự án thuộc các ngành nghề khác nhau nhưng người phụ trách thì không thể có kiến thức chuyên sâu tại tất cả các ngành để có thể đưa ra những đánh giá, phân tích hợp lý cho từng ngành thẩm định.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 luận văn nghiên cứu thực trạng hiệu quả công tác thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay tại VietinBank thông qua nghiên cứu quy trình, phương pháp thẩm định và các chỉ tiêu định đượng mà tác giả đã thu thập được từ Vietinbank. Qua đó, tác giả đã nêu lên được những điểm đạt được và hạn chế trong công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Vietinbank, nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thẩm định Dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại VietinBank. Chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính DAĐT nhằm có thể giúp Ngân hàng dựa trên kết quả thẩm định đó và quyết định tín dụng sao cho phù hợp nhất, đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi tài trợ vốn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM