Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 50 - 61)

Thương chi nhánh tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Với phương châm “Đi vay để cho vay” Vietcombank Ninh Thuận đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD của các thành phần kinh tế trên địa bàn, chi nhánh đã tích cực chủ động khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động phù hợp với mọi tầng lớp dân cư như: huy động tiền

gửi tiết kiệm không kì hạn, tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhất là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng,…tiết kiệm dự thưởng và phát hành giấy tờ có giá. Lãnh đạo ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan có các đơn vị tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng, tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua ngân hàng.

Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng và để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, Vietcombank Ninh Thuận luôn coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn và chủ yếu là công tác huy động vốn. Phát huy thế mạnh trên địa bàn, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống Vietcombank.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019 ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh So sánh So sánh 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Tuyệt

đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối 1. Tiền gửi của TCKT 188.070 521.854 784.932 921.431 333.784 177% 263.078 50% 136.499 17%

Tiền gửi không kì hạn 105.246 116.458 138.461 160.482 11.212 11% 22.003 19% 22.021 16%

Tiền gửi có kì hạn 82.467 404.896 645.890 760.308 322.429 391% 240.994 60% 114.418 18%

Tiền gửi ký quỹ 357 500 581 641 143 40% 81 16% 60 10%

2. Tiền gửi của dân cư 550.043 637.886 760.739 935.143 87.843 16% 122.853 19% 174.404 23%

Tiền gửi không kì hạn 72.438 135.884 257.218 285.276 63.446 88% 121.334 89% 28.058 11%

Tiền gửi có kì hạn 477.605 502.002 503.521 649.867 24.397 5% 1.519 0% 146.346 29%

Tiền gửi kí quỹ 0 0 0 0 - - - -

3. Huy động khác 0 0 0 0 - - - -

Tổng vốn huy động 738.113 1.159.740 1.545.672 1.856.574 421.627 57% 385.932 33% 310.902 20%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Ninh Thuận)

Nguồn vốn huy động 921.431 935.143 784.932 760.739 550.043 637.886 521.854 188.070 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Tiền gửi của TCKT 2. Tiền gửi của dân cư

Ta có biểu đồ thể hiện sau:

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019 Nhìn vào Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1, có thể thấy rằng:

Trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, Vietcombank Ninh Thuận vẫn giữ vững được vị thế của mình trong công tác huy động vốn. Mặc dù phải đứng trước sự cạnh trang gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn tiền gửi liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2016, tổng số nguồn vốn huy động được đạt 738.113 triệu đồng, năm 2017 đạt 1.159.740 triệu đồng, tăng 57% so với năm 2015 được xem là mức tăng khá cao. Năm 2018, tình hình số vốn huy động vẫn trên đà tăng trưởng với mức 1.545.672 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2017. Năm 2019, chi nhánh huy động được tổng số vốn là 1.856.574 triệu đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2018. Nhìn chung qua các năm, các chỉ tiêu tăng trưởng cao từ các khoản tiền gửi có kì hạn của các TCKT và các khoản tiền gửi từ dân cư.

Nhìn vào Bảng 2.1, có thể thấy rằng trong 4 năm 2016-2019 nguồn tiền gửi có kì hạn của các TCKT đều có sự tăng trưởng khá cao và lớn hơn nguồn tiền gửi không kì hạn. Cụ thể: năm 2016 đạt 82.467 triệu đồng, năm 2017 đạt 404.896 triệu đồng, tăng 391% so với năm 2016, năm 2018 đạt 645.890 triệu đồng, tăng 60% so với năm 2017 và năm 2019 cũng đều có sự tăng trưởng khi số vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT đạt 760.308 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì nguồn tiền gửi có kì hạn càng cao càng tạo điều kiện cho ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là biểu hiện cho thấy, Vietcombank Ninh Thuận dần khẳng định được mình, tạo được lòng tin, thu hút được nhiều khách hành đến với mình, đặc biệt là tạo được sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.

Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của Vietcombank Ninh Thuận cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2016, nguồn tiền gửi từ dân cư đạt 550.043 triệu đồng và đạt 637.886 triệu đồng vào năm 2017, tăng 16% so với năm 2016, nguyên nhân là do tiền gửi không kì hạn tăng 88% so với năm 2016. Năm 2018, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư đạt 760.739 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2017 nguyên nhân chủ yếu do tiền gửi có kì hạn của dân cư tăng cao, tăng 20%, tiền gửi không kì hạn tăng 16% so với năm 2017. Đặc biệt, năm 2019, đạt 935.143 triệu đồng tăng 23% so với năm 2018.

Nhìn vào Bảng 2.1, có thể thấy rằng sự khác biệt giữa nguồn tiền gửi của các TCKT và nguồn tiền gửi của dân cư đó là trong nguồn tiền gửi nhìn chung nguồn tiền gửi có kì hạn luôn lớn và ổn định hơn nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Điều này thuận lợi cho Vietcombank Ninh Thuận vì nguồn tiền gửi có kỳ hạn rất quan trọng trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.

Qua các năm từ 2016-2019, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại Vietcombank Ninh Thuận liên tục tăng trưởng khá cao và đồng đều, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn tiền gửi của dân cư.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019

ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh So sánh So sánh 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2016 2017 2018 2019 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Cho vay ngắn hạn 1.046.205 1.266.070 1.494.118 1.677.875 219.865 21 228.048 18 183.757 12

2. Cho vay trung hạn 418.172 427.876 431.241 704.051 9.704 2 3.365 1 272.810 63

3. Cho vay dài hạn 65.125 107.489 258.820 360.017 42.364 65 151.331 141 101.197 39

4. Cho vay tài trợ, ủy thác đầu

tư 10.315 12.851 9.235 11.160 2.536 25 -3.616 -28 1.925 21

5. Cho vay chiết khấu 0 0 0 0 - - - -

6. Cho vay khác 10.929 15.920 25.343 24.534 4.991 46 9.423 59 -809 -3

Tổng doanh số cho vay 1.550.746 1.830.206 2.218.757 2.777.637 279.460 18 388.551 21 558.880 25

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Ninh Thuận)

Dư nợ cho vay 1.800.000 1.600.000 1.400.000 1.200.000 1.000.000 800.000 600.000 400.000 200.000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Cho vay 2. Cho vay 3. Cho vay 4. Cho vay 5. Cho vay 6. Cho vay ngắn hạn trung hạndài hạntài trợ, ủy chiết khấukhác thác đầu

Ta có biểu đồ thể hiện sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019 Qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2, có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng khá cao và đồng đều qua các năm. Năm 2016, tổng dư nợ cho vay của Vietcombank Ninh Thuận đạt 1.550.746 triệu đồng, năm 2017 đạt 1.830.206 triệu đồng tăng 18% so với năm 2016. Đến năm 2018, vẫn tiếp tục tăng mạnh, đạt 2.218.757 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2017 và năm 2019 đạt 2.777.637 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng trong dư nợ cho vay của chi nhánh là do sự tăng trưởng của cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn, còn cho vay tài trợ, cho vay chiết khấu và các khoản cho vay khác không có gì đáng kể.

Nhìn chung, nhịp độ phát triển của Vietcombank Ninh Thuận có thể nói là tăng dần đều qua các năm. Vietcombank Ninh Thuận đã tiến hành giải ngân đối với nhiều khoản vay của các TCKT cũng như xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thẩm

định các dự án cho vay, tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu

vay vốn ngắn hạn bằng Đồng Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu. Trong những năm qua, Vietcombank Ninh Thuận đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được một phần nào các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hệ thống Vietcombank.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

Vietcombank Ninh Thuận đã tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh, phối hợp với các phòng, điểm giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. Bên cạnh đó, Vietcombank Ninh Thuận đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng DNNVV, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong những ngành nghề triển vọng, đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới, dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Ninh Thuận nói riêng luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống, chi nhánh đã triển khai hầu hết các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ cao như:

- Gửi, lĩnh nhiều nơi cho khách hàng cá nhân;

- Phát hành thẻ ATM, Visa Card cho khách hàng cá nhân; - Chi trả lương qua tài khoản;

- Thanh toán biên mậu, thanh toán CAD; - Mobile Banking, Internet Banking;

- Nhóm sản phẩm liên kết ngân hàng, bảo hiểm, thu đổi ngoại tệ…

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019 ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 2016 2017 2018 2019 Tương đối Tương đối Tương đối

Thu nhập 155.278 175.567 211.477 234.251 20.289 35.910 22.774 Chi phí 119.451 131.245 164.535 181.667 11.794 33.290 17.132 Lợi nhuận

trước thuế 35.827 44.322 46.942 52.584 8.495 2.620 5.642

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Ninh Thuận) Nhìn vào Bảng 2.3, có thể thấy rằng, lợi nhuận trước thuế của

Vietcombank Ninh Thuận nhìn chung tăng dần qua các năm và tương đối lớn. Qua các năm, chi nhánh đã nỗ lực trong hoạt động kinh doanh bằng việc mở rộng thêm trong các loại hình sản phẩm và các chương trình khuyến mại phong phú. Chính điều này đã giúp ngân hàng thu hút được nguồn khách hàng, xây dựng được lòng tin ở khách hàng, tạo được sự trung thành của khách hàng và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Điều đó được thể hiện rõ ở mức lợi nhuận trước thuế mà ngân hàng đã đạt được trong 4 năm gần đây. Cụ thể:

Năm 2016, tình hình kết quả kinh doanh của Vietcombank Ninh Thuận đạt 35.827 triệu đồng. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt được 44.322 triệu đồng, tăng 8.495 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 23%. Tiếp tục với sự tăng trưởng này năm 2018, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 46.942 triệu đồng, tăng 2.620 triệu đồng so với năm 2017, tương đương tăng 6%. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 52.584 triệu đồng, tăng 5.642 triệu

đồng, tăng 12% so với năm 2018. Có được sự phát triển đồng đều như vậy, Vietcombank Ninh

Thuận đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng của địa bàn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 50 - 61)