Nhóm các giải pháp nghiệp vụ đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 93 - 99)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Ninh Thuận

3.2.1. Nhóm các giải pháp nghiệp vụ đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại Thương Ninh Thuận Ngoại Thương Ninh Thuận

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vietcombank Ninh Thuận cần xây dựng một chiến lược cho vay nhất quán và dành riêng cho từng loại khách hàng:

- Tổ chức mô hình hoạt động phục vụ DNNVV theo hướng chuyên môn hóa theo đó thành lập khối quản lý khách hàng doanh nghiệp tại khu vực trong đó có nhóm phụ trách mảng khách hàng DNNVV. Nhóm công tác này thực hiện chức năng đầu mối nghiên cứu các chính sách, tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ, kế họach mục tiêu về vốn, sản phẩm cho DNNVV. Tại các phòng giao dịch trực thuộc đều có bộ phận phụ trách mảng khách hàng DNNVV, sẽ là các trạm tiếp thị, cung cấp các sản phẩm trực tiếp đến các DNNVV, tiếp thu các phản hồi của các DNNVV và báo cáo về khối quản lý khách hàng doanh nghiệp từ đó có thể điều chỉnh chính sách áp dụng cho DNNVV một cách tốt nhất.

- Tập trung đào tạo chuyên sâu các kiến thức về DNNVV cho cán bộ công nhân viên từ kiến thức về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, pháp luật đến các kỹ năng tiếp cận, tác nghiệp cho vay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, xử lý rủi ro, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ phục vụ các DNNVV.

- Chính sách tín dụng dựa trên các mục tiêu chiến lược phải rõ ràng, nhất quán thể hiện trong biểu lãi suất, phí, thể hiện qua mức áp dụng khác nhau cụ thể cho các doanh nghiệp đạt một số chỉ tiêu như doanh số phát vay dự kiến theo từng thời kỳ, số lượng món vay dự kiến, doanh số giao dịch tiền gửi, doanh số thanh toán quốc tế, đóng góp của doanh nghiệp đối với tình hình kinh tế xã hội đất nước...; có phân cấp phân quyền phê duyệt từng khoản vay, bảo đảm rõ trách nhiệm về thời gian giải quyết

hồ sơ, xử lý thông tin loại hình tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro đối với từng phân khúc thị trường: khách hàng tại địa bàn thành phố, khách hàng trong các khu công nghiệp, khách hàng tại vùng nông thôn, công ty TNHH, công ty nước ngòai, Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hộ sản xuất… Thủ tục tránh rườm rà, gây khó khăn, tiêu cực trong quá trình tiếp cận khoản vay của các DNNVV, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố pháp lý.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu đầu tư cho DNNVV trên các phương diện: nguồn vốn huy động, tỷ lệ đầu tư cho DNNVV trên tổng dư nợ toàn hệ thống và trên từng địa bàn, từng khu vực.

- Xây dựng gói sản phẩm phù hợp: Đặc thù hoạt động của các DNNVV là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý. Để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, tốt hơn với nhóm khách hàng này phải xây dựng được một gói sản phẩm đa dạng, phù hợp cho từng DNNVV với các đặc thù kinh doanh khác nhau như cho vay thấu chi căn cứ vào dòng tiền về qua tài khoản đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch với lượng tiền về tài khoản hằng ngày rất cao và liên tục, bao thanh toán đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, quy trình tín dụng riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản như quy trình tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh gạo khác với quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hạt điều, khác với quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh nho, táo…

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ phi tài chính đối với khách hàng là DNNVV: Đây là giải pháp nhằm thu hút và tạo sự gắn bó của khách hàng trong hệ thống Vietcombank Ninh Thuận. Các hoạt động hỗ trợ phi tài chính bao gồm cung cấp thông tin kinh tế-tài chính, hướng dẫn thủ tục, giới thiệu các cơ hội kinh doanh, giới thiệu đối tác đầu tư/bạn hàng/nhà cung cấp cho khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Đồng thời, Vietcombank Ninh Thuận cũng có thể hỗ trợ những khách hàng tiêu biểu tham gia các khóa đào tạo, tham gia triển lãm, hội chợ giới thiệu sản

phẩm, thúc đẩy quan hệ mua bán, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ tư vấn cho các DNNVV: Phần lớn các DNNVV là những doanh nghiệp hoạt động mang hình thức gia đình là chính, đi lên từ các cơ sở nhỏ lẻ, chưa được trang bị các kiến thức chuyên sâu cho hoạt động kinh doanh như các quy định về pháp luật, thuế, các điều kiện thanh toán quốc tế, giao nhận hàng hóa quốc tế. Vietcombank Ninh Thuận có thể hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV các vấn đề liên quan này không những sẽ tạo nguồn thu cho ngân hàng mà còn rất quan trọng nữa là tạo mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng, chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và biết rõ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tận dụng các cơ hội và khắc phục các thách thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, điều này sẽ giúp cho Vietcombank Ninh Thuận quản lý chất lượng tín dụng tốt hơn, rủi ro trong hoạt động cho vay thấp hơn.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin khách hàng DNNVV

Mục đích của việc nâng cao khả năng cập nhật, thu thập và xử lý thông tin khách hàng DNNVV là giúp cho cán bộ tín dụng lựa chọn được những khách hàng đáng tin cậy và các phương án kinh doanh có tính khả thi cao, nhằm đảm bảo vốn vay được thu hồi đầy đủ, đúng kỳ hạn, tránh rủi ro trong cho vay. Các biện pháp có thể đưa ra là:

- Cần giúp cho cán bộ tín dụng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng. Chính hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng có được những thông tin ban đầu về doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để quan sát hành vi, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, lựa chọn những khách hàng tốt. Một người quản lý doanh nghiệp tốt sẽ chuẩn bị các thông tin tài chính đầy đủ, thích hợp và một yêu cầu vốn vay được chuẩn bị tốt.

- Tiến hành phân loại khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, góp phần đề ra những biện pháp, chính sách cho vay phù hợp đối với từng doanh nghiệp.

- Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu thập và xử lý thông tin thì chi nhánh cũng cần nâng cấp trang bị hiện có, tiến hành lưu trữ thông tin về khách hàng qua các file, việc này sẽ có ích trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng giúp ích cho cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích, theo dõi, đánh giá, kiểm tra.

Ngoài những thông tin được cung cấp trực tiếp từ khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần phải tìm hiểu về mối quan hệ của doanh nghiệp với những tổ chức tín dụng khác mà doanh nghiệp đang có quan hệ, hoặc đã có quan hệ vay mượn từ trước nhằm tìm hiểu về khả năng hợp tác, uy tín của doanh nghiệp, tránh được nguy cơ rủi ro.

3.2.1.3. Đa dạng hoá các hình thức, sản phẩm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác tín dụng. Hình thức cho vay mà ngân hàng cho vay phải phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau về vốn vay có người cần vay vốn trong thời gian dài nhưng cũng có người chỉ cần vốn trong một thời gian ngắn. Do đó ngân hàng nên áp dụng thêm các hình thức cho vay mới ngoài các phương thức cho vay truyền thống, nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng đồng thời ngân hàng có thể linh hoạt trong quản lý khoản vay và phòng ngừa rủi ro.

Đặc biệt đối với các khách hàng doanh nghiệp, nguồn thu chính từ các hoạt động cho vay là từ các khách hàng này. Hiện nay, Vietcombank Ninh Thuận mới tập trung đầu tư vào cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động và vay trung và dài hạn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động, hứa hẹn là thị trường tiềm năng cho các ngân hàng khai thác. Đối với Vietcombank Ninh Thuận,

lĩnh vực này chưa được đầu tư xứng đáng, trong thời gian tới, Vietcombank Ninh Thuận nên mở

rộng sang thị trường này với các sản phẩm tài trợ thương mại, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu hình thức này được áp dụng tốt sẽ mang lại nhiều nguồn thu dịch vụ khác cho ngân hàng như chuyển tiền quốc tế, bảo lãnh, LC.

3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả xử lý các khoản nợ quá hạn

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn nợ khó đòi đang tồn đọng cần tiến hành một cách tích cực và không để các khoản nợ mới phát sinh. Với các khoản nợ quá hạn ngân hàng cần phân tích nguyên nhân do yếu tố chủ quan hay khách quan mà dẫn đến các khoản nợ đó. Từ đó ngân hàng sẽ có những cách giải quyết thích hợp:

- Đối với các khoản nợ quá hạn vẫn còn khả năng thu hồi trong loại này ngân hàng cũng cần phân tích chi tiết trên cơ sở nguyên nhân nợ quá hạn.

- Đối với doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng nhưng bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan dẫn tới nợ quá hạn ngân hàng nên xem xét đánh giá lại thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra biện pháp khôi phục nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn triển vọng phát triển thì ngân hàng áp dụng biện pháp tiếp tục cho đơn vị đó vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ ngân hàng.

- Đối với những khách hàng phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan như vật tư hàng hoá bị ứ đọng, năng lực kinh doanh giảm sút thì ngân hàng nên đốc thúc họ tìm mọi cách để thu hồi được vốn nhanh. Trường hợp hàng hóa ứ đọng do chất lượng kém thì ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chấp nhận bán hạ giá thậm chí là lỗ để trả vốn cho ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì phải tìm cách thu hồi vốn ngay.

- Đối với các khoản nợ không có khả năng thanh toán mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp: hiện nay Chính phủ đã có những văn bản xử lý tài sản thế chấp tạo thuận

lợi rất lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên nhiều trường hợp việc phát mại tài sản gặp khó khăn do số tiền phát mại nhỏ hơn số vốn cần thu hồi, thời gian phát mại dài gây ra chi phí lớn thậm chí không phát mại được.

Nhưng xử lý tài sản không nên chú trọng vào phát mại tài sản. Ngân hàng thu hồi nợ quá hạn nên áp dụng những biện pháp:

+ Dùng tài sản cho thuê và thu tiền

+ Dùng tài sản đó làm tài sản góp vốn liên doanh

+ Nếu địa điểm của tài sản thế chấp thuận lợi ngân hàng có thể thu hồi và sử dụng nó làm địa điểm giao dịch.

Phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Nợ quá hạn là điều không mong muốn của ngân hàng. Song nếu đã xảy ra thì ngân hàng cần phải có biện pháp tích cực để thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn chính là nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w