Giải pháp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 102 - 104)

3.2.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài chính, đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ quản lý

Các DNNVV cần sớm hoàn thiện cơ chế quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài chính, đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền bền vững không đầu tư dàn trải, mạo hiểm và cần thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán cho DNNVV, nên sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập nếu cần thiết chứng minh sự minh bạch tài chính của mình. Đặc biệt, cần quan tâm đến công tác phân tích, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tăng cường quản lý tài chính… vừa chủ động tìm kiếm, nắm bắt, hiện thực hóa cơ hội, đồng thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay.

- DNNVV cần cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản trị, tạo niềm tin để các tổ chức tín dụng yên tâm cấp tín dụng. Để nâng cao năng lực quản trị, trước hết doanh nghiệp cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của năng lực quản trị. Theo đó, doanh nghiệp cần coi trọng công tác truyền thông nội bộ ở tất cả các cấp trong DN, để cán bộ và người lao động hiểu thấu đáo hơn về tầm quan trọng của quản trị đối với hiệu quả hoạt động của DN, cũng như việc tiếp cận tín dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của DN.

- DN cần xây dựng và áp dụng mô hình quản trị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động của mình. Nếu quy mô hoạt động quản trị lớn hơn so với quy mô của DN, có thể gây ra gánh nặng chi phí, khiến quy trình ra quyết định chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN. DN cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị chiến lược… Qua

đó, tạo điều kiện cho DNNVV sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

- DNNVV cần minh bạch tài chính doanh nghiệp qua kiểm toán: theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp vẫn biết rằng muốn nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp thì việc thông qua các báo cáo kiểm toán là tối ưu nhất, vì đây là công cụ kiểm tra tài chính cần và có thể làm tốt chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận thông tin tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực hiện kiểm toán. Không có kiểm toán, niềm tin vào năng lực tài chính của các công ty sẽ bị ảnh hưởng. Báo cáo kiểm toán có thể giúp đánh giá chính xác về tình trạng sức khoẻ tài chính và quản lý của công ty cho các bên liên quan. Như vậy, để nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp, dù luật có yêu cầu hay không thì kiểm toán doanh nghiệp vẫn là điều nên làm.

Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề trên, các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực tài chính bằng cách tạo lập một lượng vốn và tài sản đủ cho hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận các nguồn vốn, trước hết chủ yếu là các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Muốn vậy, tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lành mạnh, minh bạch có độ tin cậy cao với ngân hàng, đảm bảo mọi khoản vốn và tài sản được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để thực hiện được, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình, quy tắc quản trị… và kiểm toán nội bộ cũng như kiểm toán dịch vụ từ bên ngoài.

3.2.3.2. Nâng cao kỹ năng, kiến thức của nhà quản lý doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, yêu cầu về năng lực quản lý kinh doanh là điều rất cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một nhà quản trị doanh nghiệp, một chủ sở hữu có khả năng nắm bắt phân tích thông tin, dự đoán sản xuất kinh doanh, có tầm nhìn đối với thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng

cao khả năng cạnh tranh, có uy tín, có tên tuổi, gia tăng hiệu quả hoạt động và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó sẽ tháo gỡ dần các rào cản trong việc tiếp cận vốn vay, nhất là các rào cản về tài sản đảm bảo. Tạo lập lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng.

Hiện nay, kiến thức và kỹ năng chuyên môn về quản lý doanh nghiệp của các chủ DNNVV còn hạn chế. Do vậy, mỗi nhà quản lý doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức về tài chính, chuyên môn quản lý nhất định để có những phương án, kế hoạch kinh doanh tốt, giúp doanh nghiệp của mình tạo được nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.3.3. Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn để tận dụng nguồn lực của nhau

Các DNNVV cũng nên tham gia vào hoạt động của các hiệp hội, các câu lạc bộ nhằm cải thiện mối liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc với các tổ chức tín dụng, đồng thời cũng chia sẻ được nhiều thông tin hữu ích về các dịch vụ và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp. Mối liên kết khăng khít trong các hiệp hội cũng sẽ giúp các DNNVV giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w