CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM CỦA PHÚC LONG COFFEE & TEA
3.3 Hoạch định phát triển chiến lược Marketing trong năm tớ
Định hướng
Bản thân các doanh nghiệp F&B nói chung và Phúc Long nói riêng phải tạo nên một hướng đi mới, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và gắn với lợi ích bền vững, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa. Đặc biêt trong đó việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và nắm bắt xu hướng phát triển bền vững của người tiêu dùng là xu hướng giúp Phúc Long tiếp cận và xây dựng được cộng đồng khách hàng lớn mạnh. Trước tình hình đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc gây khó khăn tới nhiều ngành kinh tế. Trước bối cảnh này, Phúc Long cần phải có sự “xoay chuyển” và thực thi đúng đắn các định hướng chiến lược. Dễ dàng nhận thấy, hệ thống này giờ đây đã có thể sánh ngang với nhiều chuỗi thức uống nổi tiếng trên thị trường hiện tại cộng thêm hậu thuẫn từ Masan, Phúc Long có thể tự tin vươn ra thế giới.
Mục tiêu tổng quát
Tại Phúc Long, khách hàng đang mua một sản phẩm đắt tiền chất lượng cao (hữu hình) và họ cũng có những trải nghiệm tại cửa hàng nhờ lối thiết kế vô cùng đặc sắc, phong cách đơn giản nhưng khác biệt. Điều này giúp Phúc Long có được vị thế thương hiệu cao cấp và chống lại sự cạnh tranh.
Sau Covid 19, Phúc Long cần nỗ lực nhiều hơn trong việc áp dụng công nghệ trong kinh doanh giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và nguồn lực. Do ảnh hưởng bởi các quy định cách ly xã hội và hạn chế tiếp xúc, người tiêu dùng đã dần quen thuộc hơn với việc mua sắm trực tuyến vì vậy cần đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử. Vấn đề dịch bệnh khiến người tiêu dùng đã khiến cho họ phải quan tâm
hơn tới chất lượng nên việc đa dạng các sản phẩm Organic lấy được niềm tin, sự hài lòng nhiều đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó việc thực hiện trách nhiệm xã hội và tôn trọng các giá trị đạo đức cũng dẫn đến thành công cho Phúc Long. Bởi vì khách hàng thường liên kết thương hiệu với các hành động của công ty và ghi nhớ các khía cạnh tiêu cực bị lan truyền. Do đó, trong thị trường ngày nay Phúc Long cũng như các công ty khác không thể không thể bỏ qua giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội. Phúc Long phải có kế hoạch tối đa hóa lợi nhuận và cạnh tranh mạnh mẽ cũng như tham gia vào việc cải thiện cuộc sống trong cộng đồng.
Mô hình xây dựng chiến lược
Hình 3. 2. Mô hình Ansoff
Chiến lược đánh sâu/rộng thị trường:
Phúc Long lợi dụng sức mạnh thương hiệu vốn nổi tiếng từ lâu, đưa ra những chiếc dịch marketing sáng tạo cho sản phẩm nổi tiếng từ lâu là cafe và đa dạng các loại trà: trà túi lọc, trà Thái Nguyên, trà sen, trà lài, trà Ôlong thượng hạng …Từ đó không những sẽ giúp Phúc Long tìm thêm khách hàng ở thị trường hiện tại mà còn tăng nhanh số lượng bán sản phẩm cho những khách hàng vốn có/
Chiến lược phát triển sản phẩm:
Nhìn sang chuỗi cà phê đang “làm mưa làm gió” hiện nay trong thành phố Hồ Chí Minh là Phúc Long: việc bán thêm bánh Trung Thu của chuỗi này cũng đang khiến rất nhiều hãng bánh trung thu vốn đã có tiếng như Bibica hay thậm chí chính Kinh Đô cũng phải “nóng mắt”.
Phúc Long bước sang góc dưới bên trái của kim tứ đồ (phát triển sản phẩm) khi tung ra sản phẩm bánh Trung thu được bán ngay tại những cửa hàng truyền thống vốn đã ở những vị trí rất đẹp ở Sài Gòn. Bánh trung thu Phúc Long với chất lượng khá tốt cùng mẫu mã, bao bì sang trọng, giá cả nằm ở mức khá cao (75 – 98 nghìn/chiếc)… Đây được đánh giá là một mảnh ghép tối ưu nhằm tăng trải nghiệm của thực khách với thương hiệu.
Vào cửa hàng Phúc Long, khách hàng có thể vừa uống trà nóng của Phúc Long, vừa thưởng thức bánh trung thu vị trà xanh - nguyên liệu đặc sản do chính nông trại Phúc Long trồng. Chiến lược này vừa giúp công ty tối ưu chi phí cửa hàng, quầy kệ, vừa tận dụng thương hiệu nổi tiếng có sẵn (cùng ngành F&B) mà không tốn thêm tiền marketing.
Bên cạnh đó Phúc Long cần mạnh dạng bước sang thị trường “gai góc” hơn đó là những sản phẩm sử dụng thường ngày như mảng sản xuất bánh bao, một sản phẩm tiêu dùng phổ thông, tiếp bước theo dầu ăn và mỳ gói. Đây là những sản phẩm vô cùng thân thuộc với phong cách ăn uống nhanh và tiện buổi sáng/buổi tối của người Việt.
Chiến lượcmở rộng thị trường:
Dựa trên các sản phẩm sẵn có, Phúc Long cần phải đưa thêm nhiều sản phẩm mới, nhằm thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của các khách hàng hiện tại. Ví dụ nhắm thẳng tới các khách hàng cao tuổi ưa thích hương vị trà, cafe nhưng lại không thích nhiều đường và cần phải đảm bảo yếu tố hàng đầu là đảm bảo sức sức hiệu quả nhất. Nhận thức của đối tượng khách hàng mới này về sức khỏe ngày càng gia tăng chính vì vậy việc trong năm tới có thể cho ra đời dòng trà, cafe hương vị dịu nhẹ
không chất kích khích, mọi đồ uống đều “lành mạnh” cũng là một ý tưởng độc đáo cho Phúc Long.
Chiến lược Thị trường mới & Sản phẩm mới:
Phúc Long sẽ bước sang chiến lược cuối cùng trong ma trận của Ansoff: Phúc Long sẽ chuyển sang đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng vào thị trường mới với sản phẩm mới. Vấn đè bán cafe buổi tối không phổ biến vì vậy Phúc Long sẽ hướng tới giới thiệu việc bán đồ uống có cồn như rượu hoặc bia.
Động thái chiến lược này có thể được coi là phát triển sản phẩm hoặc thậm chí đa dạng hóa vì Phúc long có thể sẽ rời khỏi thị trường cà phê và trở thành một ngành công nghiệp quán bar buổi tối.
Tóm lại, Phúc Long có nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau thường dựa vào lòng trung thành và sự truyền miệng của khách hàng. Nhờ sự kết hợp tiếp thị mở rộng và phân tích chiến lược tiếp thị cốt lõi, nội bộ các yếu tố được phân tích và đưa ra một cái nhìn tổng quan về môi trường bên ngoài.
Trong khi Phúc Long vẫn được coi là một thương hiệu sang trọng và có trách nhiệm, có một số vấn đề phát sinh và khiến lợi thế cạnh tranh của họ gặp nguy hiểm: nhận thức về vấn đề thuế hoặc sản xuất hàng loạt là làm tổn hại đến hình ảnh của thương hiệu và không khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của họ. Trong tương lai, Phúc Long phải quay trở lại chiến lược tiếp thị cốt lõi của họ và tập trung vào nhu cầu và mong muốn cá nhân của khách hàng