Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của các trường

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 49 - 62)

trường Mầm non huyện Bình Giang

2.2.1. Một số thông tin chung về mẫu khảo sát, công cụ nghiên cứu

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH tại các trường MN huyện Bình Giang tác giả tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

2.2.1.1. Nội dung điều tra, khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH tại các trường MN huyện Bình Giang.

- Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH tại các trường MN huyện Bình Giang.

- Khảo nghiệm, đánh giá tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH tại các trường MN huyện Bình Giang.

2.2.1.2. Đối tượng điều tra, khảo sát

Số lượng 200 người (CBQL: 50 người, giáo viên: 150 người), cụ thể như sau: Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với CBQL Sở GD&ĐT tỉnh Bình Giang, Phòng GD&ĐT, các trường MN và một số giáo viên trên địa bàn để thu thập thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Mặt khác, tác giả nghiên cứu thêm các văn bản, tài liệu lưu trữ tại các trường MN, các nguồn số liệu, dữ liệu báo cáo có liên quan từ

Phòng GD&ĐT huyện Bình Giang, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Giang để có thêm cơ sở đánh giá về thực trạng vấn đề nghiên cứu, vừa định tính vừa định lượng để việc tổng hợp, đánh giá khách quan và thuyết phục hơn.

2.2.1.3. Công cụ điều tra, khảo sát

Công cụ điều tra, khảo sát gồm các biểu mẫu thống kê để thu thập số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, các phiếu khảo sát thăm dò ý kiến về các nội dung vấn đề nghiên cứu, cụ thể:

- Phiếu 1: Dành cho CBQL và GV. Phiếu khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên môn, thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của các trường Mầm non huyện Bình Giang. Phiếu này chủ yếu khảo sát 50 CBQL và 150 GV MN nhằm tìm hiểu nhận thức của đối tượng này về hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Phiếu 2: Dành cho CBQL (Sở, phòng GD, Ban giám hiệu các trường) và GV có kinh nghiệm giảng dạy trên 05 năm, tổng số 120 người. Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của các trường Mầm non huyện Bình Giang.

2.2.1.4. Chọn mẫu điều tra, khảo sát

Mẫu điều tra, khảo sát đảm bảo tính đại diện cho các trường ở vùng địa bàn huyện, các trường có điều kiện khác nhau, có trường ngay trung tâm, có trường xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn …

2.2.1.5.Xư lí số liệu

Xử lí các phiếu khảo sát và thống kê số liệu thu thập được, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, xây dựng các bảng biểu phục vụ nghiên cứu.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang

2.2.2.1 Thực trạng nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Mầm non

Để đánh giá nội dung này tác giả sử dụng câu hỏi số 1, trong phụ lục 1. Kết quả như sau:

* Đánh giá của CBQL:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn

S T T Nội dung Mức độ Rất tốt Tốt BT Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức hoạt động của GV ở trên lớp theo phân phối chương trình

11 22.0 23 46.0 10 20.0 6 12.0

2 TCHĐ BD nâng cao NL cho trẻ MN khá và phụ đạo trẻ MN

yếu, kém. 4 8.0 17 34.0 22 44.0 7 14.0

3 TCHĐ đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy và học trong

nhà trường 6 12.0 21 42.0 18 36.0 5 10.0

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TC và theo dõi ĐG HĐ tự học tự BD hoặc chia sẻ, trao đổi

kinh nghiệm trong SHCM 9 18.0 15 30.0 20 40.0 6 12.0

5

TC các HĐ thao giảng, thi GV giỏi cấp tổ, tuyển chọn những GV có CM tốt nhất để dự thi GV giỏi cấp trường

7 14.0 18 36.0 21 42.0 4 8.0

6

Tham gia các công tác khác như: Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, Đội TNhuyện, công tác

chủ nhiệm, 

5 10.0 20 40.0 17 34.0 8 16.0

7 Hoạt động ngoại khoá khác… 0 0 0 0 0 0 0 0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tất cả các nội dung hoạt động TCM đã được triển khai thực hiện ở các mức độ khác nhau. Trong đó, nội dung 1 TCHĐ GD của GV ở trên lớp theo phân phối CT được đánh giá cao nhất với 22% ý kiến đánh giá rất tốt, 46% ý kiến đánh giá tốt, 20% ý kiến đánh giá bình thường. 12% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Nội dung còn lại ý kiến đánh giá rất tốt và tốt trung bình từ 48% đến 54%. Ý kiến đánh giá các nội dung thực hiện ở mức độ bình thường và chưa tốt còn rất nhiều, từ 32% đến 52%. Trong đó, nội dung 4 TC và theo dõi ĐG HĐ tự học tự BD hoặc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong SHCM chỉ có 18% ý kiến đánh giá rất tốt, 30% ý kiến đánh giá tốt, 40% ý kiến đánh giá bình thường và 12% ý kiến đánh giá chưa tốt. Nội dung 6 Tham gia các công tác khác như: Đảng, công đoàn, đoàn thanh

niên, Đội TNhuyện, công tác chủ nhiệm,  có 10% ý kiến đánh giá rất tốt, 40% ý kiến đánh giá thực hiện

tốt, 34% ý kiến đánh giá bình thường, có tới 16% ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt. Nội dung 7Hoạt động ngoại khoá khác… không có ý kiến nào đánh giá.

Như vậy, có thể nói các nội dung hoạt động tổ chuyên môn đã được triển khai, tuy nhiên mức độ thực hiện theo các CBQL đánh giá chưa tốt. Cần có các giải pháp đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn.

* Đánh giá của GV:

Bảng 2.4. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn

S T T Nội dung Mức độ Rất tốt Tốt thườngBình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 TCHĐ GD của GV ở trên lớp theo phân phối

CT 123 82.0 20 13.33 7 4.67 0 0 2 TCHĐ BD nâng cao NL cho trẻ MN khá và phụ đạo trẻ MN yếu, kém. 52 34.67 46 30.67 49 32.66 3 2.0 3 TCHĐ đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường 68 45.33 55 36.67 22 14.67 5 3.33 4 TC và theo dõi ĐG HĐ tự học tự BD hoặc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong SHCM 34 22.67 47 31.33 42 28.0 27 18.0 5 TC các HĐ thao giảng, thi GV giỏi cấp tổ, tuyển chọn những GV có CM tốt nhất để dự thi GV giỏi cấp trường

34 22.67 42 28.0 53 35.33 21 14.0

6

Tham gia các công tác khác như: Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, Đội TNhuyện, công tác

chủ nhiệm, 

41 27.33 36 24.0 47 31.33 26 17.34

Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy, ý kiến đánh giá của GV cơ bản thống nhất với ý kiến đánh giá của CBQL, trong đó nội dung 1 được đánh giá cao nhất với 82% ý kiến đánh giá

rất tốt, 13.33% ý kiến đánh giá tốt, 4.67% ý kiến đánh giá bình thường, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện chưa tốt. Như vậy, có thể nói, GV đã cơ bản thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động giáo dục theo phân phối chương trình.

Tiếp theo là nội dung 3 TCHĐ đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường với 45.33% ý kiến đánh giá rất tốt, 36.67% ý kiến đánh giá tốt, 14.67% ý kiến đánh giá bình thường, chỉ có 3.33% ý kiến đánh giá chưa tốt. Như vậy, có thể nói GV đã tích cực thực hiện việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên có một số GV cho rằng việc nội dung này chưa được thực hiện tốt là do điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH.

Các nội dung còn lại, dù được đánh giá mức độ thực hiện trung bình rất tốt và tốt từ 50.67% đến 74%, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá các nội dung này thực hiện chưa tốt. Nội dung 2 có 2% ý kiến đánh giá chưa tốt, nội dung 7 có 7.33% ý kiến đánh giá chưa tốt, nội dung 5 có 14% ý kiến đánh giá chưa tốt, nội dung 6 có 17.34% ý kiến đánh giá chưa tốt, nội dung 4 có 18% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Tóm lại, dù đã được triển khai, thực hiện nhưng các nội dung SHTCM vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa được thực hiện triệt để. Cần có biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn.

2.2.2.2. Thực trạng mức độ triển khai hoạt động tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở các trường Mầm non (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá nội dung này tác giả sử dụng câu hỏi số 2, trong phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của GV về mức độ triển khai hoạt động tổ chuyên môn dựa

trên nghiên cứu bài học

học đã được triển khai, trong đó CBQL đánh giá với 72% ý kiến cho rằng hoạt động NCBH được triển khai rất thường xuyên, 24% ý kiến đánh giá thường xuyên, 4% ý kiến đánh giá thỉnh thoảng. Không có ý kiến nào đánh giá chưa thực hiện.

Ý kiến của GV đánh giá với tỉ lệ 46% là rất thường xuyên, 38.67% đánh giá thường xuyên, 15.33% ý kiến đánh giá thỉnh thoảng. Không có ý kiến nào đánh giá chưa thực hiện.

Như vậy, có thể nói hoạt động SHTCM theo NCBH đã được triển khai một cách thường xuyên tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang. Điều này cho thấy, với sự chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT, BGH các trường đã quan tâm, quán triệt và đổi mới hoạt động TCM theo NCBH để nâng cao chất lượng GD của nhà trương.

2.2.2.3. Thực trạng mức độ thực hiện quy trình hoạt động tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở các trường Mầm non

Để đánh giá nội dung này tác giả sử dụng câu hỏi số 3, trong phụ lục 1. Kết quả như sau:

* Đánh giá của CBQL:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiện quy trình hoạt động tổ

chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học S T T Nội dung Mức độ thực hiện Tốt BT Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Chuẩn bị bài dạy minh họa 23 46.0 25 50.0 2 4.0 2 Dạy minh họa và dự giờ 12 24.0 32 64.0 6 12.0 3 Thảo luận sau dự giờ 40 80.0 10 20.0 0 0.0 4 Áp dụng thực tế hàng ngày 17 34.0 17 34.0 16 32.0

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, ý kiến đánh giá của CBQL về quy trình hoạt động TCM theo NCBH đã được triển khai thực hiện, trong đó nội dung 3 Thảo luận sau dự giờ được đánh giá cao nhất với 80% ý kiến đánh giá tốt, 20% ý kiến đánh giá bình thường, không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt.

Tiếp theo là nội dung 1 Chuần bị bài dạy minh họa với 46% ý kiến đánh giá tốt, 50% ý kiến đánh giá bình thường, chỉ có 4% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Hai nội dung còn lại tỉ lệ đánh giá tốt chỉ từ 24% đến 34%, còn lại là đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Trong đó nội dung 4 Áp dụng thực tế hàng ngày có tới 32% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Như vậy có thể nói, các bước trong quy trình sinh hoạt TCM theo NCBH đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên quá trình dạy minh họa và áp dụng thực tế hàng ngày còn chưa hiệu quả. Cần đầu tư nhiều thời gian và giải pháp để các bước này được thực hiện tốt hơn.

* Đánh giá của GV:

Bảng 2.7. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện quy trình hoạt động tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

S T T Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Chuẩn bị bài dạy minh họa 120 80.0 30 20.0 0 0.0 2 Dạy minh họa và dự giờ 123 82.0 20 13.33 7 4.67 3 Thảo luận sau dự giờ 140 93.33 10 6.67 0 0.0 4 Áp dụng thực tế hàng ngày 68 45.33 45 30.0 37 24.67

Ý kiến đánh giá của GV về các nội dung của quy trình hoạt động TCM dựa trên NCBH cơ bản như ý kiến của CBQL. Hai nội dung CBQL đánh giá cao là nội dung 1, 3 cũng được GV đánh giá rất cao. Trong đó nội dung 3 được đánh giá cao nhất với 93.33% ý kiến đánh giá tốt, 6.67% ý kiến đánh giá bình thường, không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt. Nội dung 1 có 80% ý kiến đánh giá tốt, 20% ý kiến đánh giá bình thường, không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt.

Nội dung 2 Dạy minh họa và dự giờ dù có tới 82% ý kiến đánh giá tốt, 13.33% ý kiến đánh giá bình thường, nhưng vẫn còn 4.67% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Nội dung 4 Áp dụng thực tế hàng ngày với 45.33% ý kiến đánh giá tốt, 30% ý kiến đánh giá bình thường, còn tới 24.67% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Qua các ý kiến đánh giá của GV và CBQL thì hai nội dung quan trọng trong quy trình SHTCM theo NCBH là dạy minh họa, dự giờ và áp dụng thực tế đã chưa được thực hiện tốt. Cần có biện pháp đê nâng cao các bước này, đảm bảo hoạt động NCBH được thực hiện tốt nhất, mang lại hiệu quả trong hoạt động TCM.

2.2.2.4. Thực trạng mức độ thực hiên nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường Mầm non huyện Bình Giang

như sau:

* Đánh giá của CBQL:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về mức độ thực hiên nội dung sinh hoạt tổ

chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học S T T Nội dung Mức độ thực hiện Tốt BT Chưa tốt SL % SL % SL %

1 Nghiên cứu nắm vững đặc điểm họcsinh 8 16.0 20 40.0 22 44.0 2 Chia nhóm nhỏ từ 4-6 người để NCBH 24 48.0 26 52.0 0 0 3 Nghiên cứu xây dựng mục tiêu học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho trẻ MN 30 70.0 15 30.0 5 10.0

4 Trao đổi, thảo luận về các bài học và

cách truyền đạt đã xây dựng 11 22.0 18 36.0 21 42.0 5 Thu thập thông tin phản hồi từ ngườihọc và người dạy thử nghiệm 13 26.0 20 40.0 17 34.0 6 GVMN tự nghiên cứu điều chỉnh BH

cho sát với thực tế 15 30.0 21 42.0 14 28.0 7 GVMN lựa chọn chỗ ngồi phù hợp để quan sát trẻ MN 15 30.0 15 30.0 20 40.0 8 Họp tổ chuyên môn thảo luận rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho BH 28 56.0 20 40.0 2 4.0

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ thực hiên nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đã được các CBQL đánh giá ở mức độ khác nhau, trong đó nội dung 2 Chia nhóm từ 4-6 người để NCBH được đánh giá thực hiện tốt nhất với 48% ý kiến đánh giá tốt, 52% ý kiến đánh giá bình thường, không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt.

Các nội dung còn lại, dù tỉ lệ đánh giá tốt khá cao như: nội dung 3 NC, XD mục tiêu học tập cho trẻ MN có tới 70% ý kiến đánh giá tốt; nội dung 8 Họp rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho BH có tới 56% ý kiến đánh giá tốt. Tuy nhiên vẫn còn từ 4%

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 49 - 62)