Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 69)

hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non huyện Bình Giang

Để đánh giá nội dung này tác giả sử dụng câu hỏi số 7, trong phụ lục 1. Kết quả như sau:

Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động

tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non S

T

T Yếu tố

Mức độ

Rất ảnh

hưởng Ảnh hưởng hưởngÍt ảnh Không ảnhhưởng

SL % SL % SL % SL %

1 Trình độ, năng lực QL củaHiệu trưởng 35 70.0 10 20.0 5 10.0 0 0.0 2 Năng lực của Tổ trưởng tổchuyên môn 23 46.0 20 40.0 7 14.0 0 0.0 3 Năng lực, trình độ nhậnthức của GV và trẻ MN 43 86.0 5 10.0 2 4.0 0 0.0 4 Điều kiện cơ sở vật chấtcủa nhà trường 45 90.0 5 10.0 0 0.0 0 0.0 Qua bảng số liệu trên ta thấy, ý kiến của CBQL cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường với 90% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 10% cho rằng ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Tiếp theo là yếu tố Năng lực, trình độ nhận thức của GV và trẻ MN với 86% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 10% cho rằng ảnh hưởng, 4% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Yếu tố 1 Trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng với 70% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 20% cho rằng ảnh hưởng, 10% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng.

Yếu tố còn lại, dù được đánh giá mức độ ảnh hưởng ít hơn, nhưng cũng chiếm tỉ lệ trung bình giữa rất ảnh hưởng và ảnh hưởng từ 86%

Bảng 2.19. Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ

chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non.

S T

T Yếu tố

Mức độ

Rất ảnh

hưởng Ảnh hưởng hưởngÍt ảnh

Không ảnh hưởng

SL % SL % SL % SL %

1 Trình độ, năng lực QL củaHiệu trưởng 103 68.67 42 28.0 5 3.33 0 0 2 Năng lực của Tổ trưởng tổchuyên môn 99 66.0 39 26.0 12 8.0 0 0 3 Năng lực, trình độ nhậnthức của GV và trẻ MN 107 71.34 38 25.33 5 3.33 0 0 4 Điều kiện cơ sở vật chất củanhà trường 98 65.33 37 24.67 15 10.0 0 0 Qua bảng số liệu trên ta thấy, ý kiến đánh giá của GV cho rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non là yếu tố 3 Năng lực, trình độ nhận thức của GV và trẻ MN với 71.34% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 25.33% cho rằng ảnh hưởng, 3.33% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Tiếp theo là Trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng với 68.67% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 28% cho rằng ảnh hưởng, 3.33% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng.

Các yếu tố còn lại, tỉ lệ trung bình giữa rất ảnh hưởng và ảnh hưởng đều trên 90%. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Mầm non trên địa bàn Huyện Bình Giang, từ các yếu tố thuộc về chủ thể QL, đến đối tượng QL, đến môi trường QL. Muốn nâng cao chất lượng HĐTCM theo NCBH thì cần phải có biện pháp khắc phục mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.

Tiểu kết chương 2

Để đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang thì không thể không tìm hiểu hoạt động SHCM của các tổ chuyên môn, sinh hoạt và quản lý SHTCM theo NCBH. Qua nghiên cứu thực trạng hôạt động chuyên môn, hoạt động chuyên môn theo

NCBH và quản lý hoạt động TCM của 11 trường MN, kết quả cho thấy:

Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đã được triển khai với nhiều nội dung phong phú, đầy đủ. Đảm bảo theo đúng chuyên môn. Tuy nhiên, một số nội dung SHTCM chưa được thực hiện tốt.

Hoạt động SHTCM theo hướng NCBH đã được triển khai, quy trình, nội dung SHCM theo NCBH đã được thực hiện. Do đây là một nội dung mới nhằm phát huy vai trò của TCM trong việc đổi mới hoạt động DH, nhằm nâng cao hoạt động chuyên môn của tổ, nên còn nhiều nội dung cần phải được chỉ đạo sát sao, tăng cường trang thiết bị để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn, Ban giám hiệu các trường đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý hoạt động TCM theo NCBH, bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. Nhưng đây cũng là một nội dung mới, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc QL hoạt động này nên các giải pháp còn chưa sát thực tế.

Do đó, cần có các biện pháp cụ thể, chi tiết để quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn theo NCBH, đáp ứng yêu cầu của ngành GD, nâng cao chất lượng dạy và học. Đảm bảo phát huy tối đa năng lực giảng dạy của GV và trình độ nhận thức của trẻ MN.

Chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN MNEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM

NON HUYỆN BÌNH GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn thông qua cấp quản lý trung gian là tổ trưởng. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn như: Lập kế hoạch quản lý hoạt động tổ chuyên môn; tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá các hoạt động tổ chuyên môn. Đảm bảo tính đồng bộ với các biện pháp quản lý hoạt động khác trong nhà trường tạo sự thống nhất về định hướng trong quản lý để đạt mục tiêu giáo dục. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng hoạt động tổ chuyên môn mới được nâng cao.

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn, từ những hạn chế, tồn đọng trong quá trình quản lý, tránh đề xuất các biện pháp đúng mà xa với thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương. Đặc biệt phù hợp với điều kiện, tính đặc thù của các trường MN trên địa bàn huyện Bình Giang.

Trong những năm qua, nhân dân huyện Bình Giang đã nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển trí tuệ, nhân cách của con người. Các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc cho con em đến lớp đúng độ tuổi, đầu tư cho con em đi học và cũng có những yêu cầu về môi trường học tập cho con em mình. Do vậy cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu người học.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).

Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý, tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết tốt những vấn đề mà thực tiễn quản lý hoạt động dạy học đặt ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính kế thừa là những điều kiện cần thiết nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính khả thi nếu không, tất cả các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn đề xuất ra đều không có giá trị và ý nghĩa trong thực tế quản lý. Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục đó là các trường MN của huyện Bình Giang.

Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường MN huyện Bình Giang trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

Các nguyên tắc trên không tách rời, độc lập mà nó tác động tương hỗ và kết hợp hài hoà lẫn nhau, nhằm thúc đẩy thực hiện các biện pháp đạt hiệu quả cao.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ởcác trường Mầm non huyện Bình Giang các trường Mầm non huyện Bình Giang

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho tổ chuyên môn về ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích yêu cầu

SHCM mới theo NCBH cũng như cách thức tiến hành là rất cần thiết, nhằm:

- Làm cho cán bộ, giáo viên thấy rõ được SHCM theo NCBH nằm trong hệ thống các hoạt động chuyên môn của nhà trường, được quy định trong các văn bản của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT.

- Giúp cho cán bộ, GV nắm được mục đích các hoạt động SHCM theo NCBH. Các nội dung SHCM theo NCBH mà tổ chuyên môn cần thực hiện trong năm học.

- Giúp cán bộ GV nhận thức được SHCM theo NCBH có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; GV được thể hiện khả năng, thể hiện năng lực, khẳng định bản thân thông qua hoạt động SHCM theo NCBH; SHCM theo NCBH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng SHCM theo NCBH, cán bộ giáo viên sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng và đầu tư trí lực khi tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ.

3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức học tập, triển khai nhiệm vụ tổ chuyên môn vào đầu năm học với nội dung sau:

+ SHCM là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của trẻ MN. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới. Để đảm bảo SHCM hiệu quả, trước hết hiệu trưởng trường cần coi SHCM là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của trẻ MN. Từ đó giúp GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện SHCM mới. Hiểu rõ SHCM theo hướng tiếp cận mới là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường.

Triển khai nhiệm vụ cụ thể SHCM theo NCBH trong năm học của tổ, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động chuyên môn năm học trước.

Hướng dẫn thực hiện SHCM theo NCBH của tổ chuyên môn theo định hướng chung của toàn ngành GD&ĐT huyện Bình Giang; phương hướng thực hiện SHCM theo NCBH của tổ phù hợp với tình hình thực tế của tổ và của nhà trường.

- Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với các tổ trưởng chuyên môn, sau đó là với các giáo viên về tầm quan trọng và tác dụng SHCM theo NCBH trong việc phát triển năng lực chuyên môn cho GV nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

TCM trong trường phổ thông thường hoạt động độc lập do mỗi môn học có đặc điểm riêng về nội dung. Tuy nhiên cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, cùng thực hiện các hoạt động dạy học theo sự chỉ đạo chung nên có một số vấn đề có thể trao đổi để giúp cho việc tiếp cận và hiểu những yêu cầu của chỉ đạo tốt hơn và có thể trao đổi để tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tham quan học tập và hội thảo để làm rõ tác dụng của SHCM theo NCBH: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức cho cán bộ cốt cán (Hiệu phó, TTCM, nhóm trưởng) tham quan những trường MN trong tỉnh đã tổ chức tốt SHCM theo NCBH để học học kinh nghiệm. Cán bộ giáo viên có thể tìm hiểu về nội dung, hình thức tổ chức SHCM theo NCBH, những biện pháp để tổ chức thành công những hoạt động đó. Về cơ bản qua tham quan có thể sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, những điều cần tham khảo và học tập được để có thể áp dụng vào đơn vị mình. Qua tham quan, cán bộ, giáo viên một lần nữa bằng thực tế thấy rõ tầm quan trọng và tác dụng của SHCM theo NCBH.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn thông qua việc thể chế hoá hệ thống các văn bản của Bộ, của ngành và Sở, Phòng GD&ĐT, đồng thời phải thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trò của SHCM theo NCBH.

3.2.2. Chỉ đạo cải tiến xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

kiến, kế hoạch được xem như một công cụ QL, kế hoạch tạo điều kiện cho người QL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người QL. Như vậy quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch SHCM theo NCBH nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên. Đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy cô giáo.

3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức về kế hoạch và xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn nói chung và kế hoạch SHCM theo NCBH

-Nhận thức đúng về ý nghĩa của kế hoạch TCM

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 69)