Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 74 - 86)

các trường Mầm non huyện Bình Giang

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho tổ chuyên môn về ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

3.2.1.1. Mục đích yêu cầu

SHCM mới theo NCBH cũng như cách thức tiến hành là rất cần thiết, nhằm:

- Làm cho cán bộ, giáo viên thấy rõ được SHCM theo NCBH nằm trong hệ thống các hoạt động chuyên môn của nhà trường, được quy định trong các văn bản của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT.

- Giúp cho cán bộ, GV nắm được mục đích các hoạt động SHCM theo NCBH. Các nội dung SHCM theo NCBH mà tổ chuyên môn cần thực hiện trong năm học.

- Giúp cán bộ GV nhận thức được SHCM theo NCBH có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV; GV được thể hiện khả năng, thể hiện năng lực, khẳng định bản thân thông qua hoạt động SHCM theo NCBH; SHCM theo NCBH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng SHCM theo NCBH, cán bộ giáo viên sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng và đầu tư trí lực khi tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ.

3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức học tập, triển khai nhiệm vụ tổ chuyên môn vào đầu năm học với nội dung sau:

+ SHCM là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của trẻ MN. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong quá trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới. Để đảm bảo SHCM hiệu quả, trước hết hiệu trưởng trường cần coi SHCM là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của trẻ MN. Từ đó giúp GV hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của SHCM và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện SHCM mới. Hiểu rõ SHCM theo hướng tiếp cận mới là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường.

Triển khai nhiệm vụ cụ thể SHCM theo NCBH trong năm học của tổ, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động chuyên môn năm học trước.

Hướng dẫn thực hiện SHCM theo NCBH của tổ chuyên môn theo định hướng chung của toàn ngành GD&ĐT huyện Bình Giang; phương hướng thực hiện SHCM theo NCBH của tổ phù hợp với tình hình thực tế của tổ và của nhà trường.

- Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi với các tổ trưởng chuyên môn, sau đó là với các giáo viên về tầm quan trọng và tác dụng SHCM theo NCBH trong việc phát triển năng lực chuyên môn cho GV nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

TCM trong trường phổ thông thường hoạt động độc lập do mỗi môn học có đặc điểm riêng về nội dung. Tuy nhiên cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, cùng thực hiện các hoạt động dạy học theo sự chỉ đạo chung nên có một số vấn đề có thể trao đổi để giúp cho việc tiếp cận và hiểu những yêu cầu của chỉ đạo tốt hơn và có thể trao đổi để tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu hơn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tham quan học tập và hội thảo để làm rõ tác dụng của SHCM theo NCBH:

Tổ chức cho cán bộ cốt cán (Hiệu phó, TTCM, nhóm trưởng) tham quan những trường MN trong tỉnh đã tổ chức tốt SHCM theo NCBH để học học kinh nghiệm. Cán bộ giáo viên có thể tìm hiểu về nội dung, hình thức tổ chức SHCM theo NCBH, những biện pháp để tổ chức thành công những hoạt động đó. Về cơ bản qua tham quan có thể sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, những điều cần tham khảo và học tập được để có thể áp dụng vào đơn vị mình. Qua tham quan, cán bộ, giáo viên một lần nữa bằng thực tế thấy rõ tầm quan trọng và tác dụng của SHCM theo NCBH.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn thông qua việc thể chế hoá hệ thống các văn bản của Bộ, của ngành và Sở, Phòng GD&ĐT, đồng thời phải thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trò của SHCM theo NCBH.

3.2.2. Chỉ đạo cải tiến xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

kiến, kế hoạch được xem như một công cụ QL, kế hoạch tạo điều kiện cho người QL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người QL. Như vậy quản lý kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch SHCM theo NCBH nhằm nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên. Đưa hoạt động tổ chuyên môn vào nề nếp kỷ cương, làm cho mọi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường nhận thức đầy đủ việc thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy của bộ môn là điều kiện bắt buộc đối với mọi nhà trường và các thầy cô giáo.

3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức về kế hoạch và xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn nói chung và kế hoạch SHCM theo NCBH

-Nhận thức đúng về ý nghĩa của kế hoạch TCM + Đối với tổ trưởng chuyên môn

Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó;

Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp TTCM tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ.

Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TCM.

+Đối với các thành viên trong tổ

Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong TCM.

KH TCM chỉ rõ phương hướng HĐ và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ. Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định KH HĐ động trong năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với hiệu trưởng

nhất trong quản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhà trường;

Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diện chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng.

- Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của tổ chuyên môn + Cần xác định rõ nội dung của bản kế hoạch TCM

* Phần mở đầu:

Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch. TTCM cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch của TCM, bao gồm: Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục). Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT). Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu đã có).

* Phần nội dung:

Nội dung chính của kế hoạch TCM bao gồm 5 vấn đề:

(1) Đặc điểm tình hình:

(2) Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) TCM phải thực thi trong năm học.

(3) Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ: bao gồm các loại biện pháp pháp lý – hành chính, biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huy động và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá…

(4) Xác định lịch trình thực hiện cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện

các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM trong năm học (trả lời câu hỏi: lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như thế nào? Kiểm tra/ kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào?)

(5) Những đề xuất của TCM: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự hỗ trợ hoặc kết hợp hành động…

- Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch TCM:

Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học và kế hoạch SHCM dựa trên NCBH

Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể

Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch: Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch

- Thực hiện chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của TCM và kế hoạch SHCM theo NCBH

Chu trình quản lý gồm 4 bước

(1) Xây dựng kế hoạch (trọng tâm)

(2) Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch (3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

(4) Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần có biện pháp định hướng, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH phù hợp với nguồn lực thực hiện và dựa trên kế hoạch của trường. Hiệu trưởng phải giúp TTCM nắm vững chỉ thị của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện kế hoạch năm học, nắm vững công văn hướng dẫn của sở GD&ĐT về việc triển khai nhiệm vụ môn học. TTCM phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH của tổ chuyên môn, phải có tầm nhìn về khả năng hoạt động của tổ.

3.2.3. Quản lý nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 2 tuần 1 lần. Là nơi để các thành viên trong tổ học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kiến thức sư phạm và là nơi để

giáo viên có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân.

3.2.3.1. Mục đích yêu cầu

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ. Giáo viên nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân, kết quả. Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng trẻ MN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: Cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với trẻ MN, cán bộ quản lí/giáo viên/trẻ MN với các nhân viên trong nhà trường; giữa trẻ MN với trẻ MN. Tạo môi trường làm việc, dạy học và dân chủ, cải thiện cho tất cả mọi người.Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

- Tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng về các bước thực hiện SHCM theo NCBH.

Tổ chức cho toàn trường nghiên cứu, so sánh hai cách SHCM – truyền thống và NCBH để từ đó GV nhận thức được ý nghĩa quan trọng của NCBH.

Tổ chức cho GV học tập qua xem và thảo luận băng hình những giờ SHCM mới theo NCBH ….

Tổ chức bồi dưỡng về SHCM theo NCBH phải thực hiện liên tục và thực hiện theo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới

+ Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học

- Phổ biến với giáo viên những nội dung, cách thức, cách dự giờ... khích lệ ý thức tự học, phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV qua đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

GV mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy việc phát triển chuyên môn.

* Cách quan sát của GV khi dự giờ theo hướng NCBH

- GV chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp: Trong SHCM theo NCBH khi dự giờ GV tuyệt đối tránh đứng ở cuối lớp, phía sau trẻ MN mà tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát trẻ MN.

- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh trẻ MN.

- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của trẻ MN trong giờ học. Tiến hành quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Người dự phải làm tốt việc ghi chép để sau đó tái hiện được những tình huống dạy học cơ bản nhằm cho phép đánh giá bài học đó theo tiếp cận hệ thống.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Qua họp giao ban đầu tuần, hiệu trưởng giao nội dung SHCM cụ thể cho các tổ trưởng chuyên môn.

- Hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn kế hoạch và nội dung cụ thể SHCM theo từng tuần, tháng.

- Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định chuyên môn

- Hiệu trưởng phân công trong ban giám hiệu đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ.

3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của quản lý, quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động tổ chuyên môn nói riêng. Quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý. Như vậy kiểm tra các hoạt động tổ chuyên môn là biện pháp rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

3.2.4.1. Mục đích yêu cầu

- Biết được tinh thần, thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên.

- Biết được tay nghề cụ thể của GV và mức độ phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

- Nhằm phát hiện các sai sót các hoạt động SHCM dựa trên NCBH và nguyên nhân của nó, qua đó ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn một cách kịp thời.

- Đánh giá xem giáo viên có tích cực trau dồi chuyên môn và có ý thức tự học

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bình Giang (Trang 74 - 86)