CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
TEM là một kỹ thuật hiển vi trong đó dòng điện tử đi xuyên qua một màng mỏng của mẫu đo và tương tác với nó. Một hình ảnh được tạo thành từ sự tương tác của điện tử đi xuyên qua mẫu đo, hình ảnh này được phóng đại và tập trung lên một thiết bị nhận ảnh như là màn hình huỳnh quang (fluorescent screen) hay lớp phim nhằm xác định kích thước hạt nano Cu2O-Cu/alginate.
Về mặt lý thuyết, độ phân giải cực đại d nhận được từ ánh sáng bị giới hạn bởi bước sóng của các photon được dùng để quan sát mẫu.
Hiện nay, độ phân giải của kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến với bước sóng tương đối lớn từ 400 – 700 nm bằng cách dùng chùm điện tử (electron bean). Theo lý thuyết Broglie, các điện tử vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. Điều này có nghĩa là chùm điện tử có thể đóng vai trò như là chùm bức xạ điện từ. Bước sóng của điện tử liên hệ với động năng thông qua phương trình Broglie.
λ0 ≈ h E √2m0E(1 + 2m0c2 Trong đó: h: Hằng số Planck
mo: Khối lượng tịnh của điện tử
E: Năng lượng của electron được tăng tốc
Các điện tử được tạo ra thông qua sự phát xạ ion nhiệt từ một dây tóc làm bằng tungsten. Các điện tử này được tăng tốc bằng một điện trường (được tính bằng volt). Các điện tử khi đi qua mẫu chứa đựng những thông tin về mật độ điện tử, pha cấu trúc tinh thể, dòng điện tử này dùng để tạo hình ảnh.
Tiến hành: Pha loãng dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate đến nồng độ thích hợp và đánh tan bằng máy siêu âm trong 10 phút. Sử dụng pipet nhỏ 1 –
2 giọt dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate đã pha loãng lên bề mặt đế mẫu. Sấy khô và tiến hành chụp ảnh TEM trên thiết bị đo TEM – JEM 1400 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có các thông số M = x50 – x600.000, d=3A0, U= 40 –
100 kV.