Độc tính qua tiếp xúc da

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO Cu2 O-Cu/ALGINATE

3.1.5.2. Độc tính qua tiếp xúc da

Chuột sau khi bôi dung dịch chất thử sẽ được theo dõi thường xuyên để kịp thời ghi nhận những biểu hiện bất thường. Phản ứng nhạy cảm da trên chuột được quan sát và ghi lại trong 24 giờ và 48 giờ sau khi thử thách. Kết quả điều

tra tỷ lệ nhạy cảm tiếp xúc qua da thí nghiệm trên chuột được trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhạy cảm da của chuột với vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate

Không quan sát thấy ban đỏ, phù nề hoặc các thay đổi khác trên da ở nhóm chứng âm và nhóm thử sau 3 lần phơi nhiễm và 1 lần thử thách, tỷ lệ nhạy cảm là 0%. Nhóm chứng dương có hiện tượng ban đỏ và tỷ lệ nhạy cảm là 100% (xem chi tiết ở phụ lục 2). Ở nhóm chứng âm, các cá thể chuột hoàn toàn không có các biểu hiện bất thường về sinh lý.

Hình 3.7. Các cá thể chuột ở nhóm thử nghiệm sau 48 giờ bôi dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate

Các cá thể chuột ở nhóm thử nghiệm sau 7 ngày quan sát, tại vị trí được bôi chất thử không có hiểu hiện lở loét, hay sưng tấy. Khả năng ăn, uống của chuột bình thường, không xuất hiện các biểu hiện bất thường về sinh lý như chán ăn hay mệt mỏi, các vùng lông trên cơ thể không bị rụng, không bị xù, mắt chuột sáng, không mờ đục.

Nhận xét:

Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate tổng hợp từ tiến chất muối CuSO4.5H2O được khử bởi tác nhân hydrazin và ổn định trong alginate chiết xuất từ rong biển nâu ở dạng dung dịch keo với hàm lượng Cu là 5.087 ppm. Các hạt nano Cu2O- Cu có hình cầu, phân bố trong phạm vi hẹp từ 2 – 10 nm, kích thước trung bình là 5,3 ± 2,5 nm. Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate có phổ UV-vis thể hiện đỉnh hấp thụ đặc trưng của nano Cu, phổ FT-IR và giản đồ XRD cho thấy chúng gồm hai thành phần là Cu2O và Cu°. Dựa trên các công trình công bố trước đây của Yang và cộng sự (2014) và Visurraga và cộng sự (2012) [73,77], luận văn đưa ra giả thuyết các hạt nano có cấu trúc lõi-vỏ Cu2O@Cu và ổn định trong alginate bằng liên kết phối trí giữa Cu° với nhóm chức C=O, O–C–O và

–OH được điều chế theo phương pháp khử một công đoạn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu về tổng hợp nano Cu2O-Cu/alginate của Bùi Duy Du và cộng sự (2019) và Đoàn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2020) [58,59].

Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate không gây nhạy cảm da (liều lượng gây nhạy cảm > 5.000 mg/kg) và có độc tính qua đường miệng LD50 > 3.000 mg/kg trong thí nghiệm trên chuột, do đó độc tính của vật liệu thuộc nhóm IV (cẩn thận) theo phân loại độc tính thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w