Phương pháp đo phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Phương pháp đo phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR)

Chùm tia hồng ngoại phát ra từ nguồn phát được tách ra thành hai phần, một phần đi qua mẫu và một phần đi qua môi trường đo – tham chiếu (dung môi) rồi được bộ phận tạo đơn sắc tách thành từng bức xạ có tần số khác nhau và chuyển đến detector. Detector sẽ so sánh cường độ hai chùm tia và chuyển thành tín hiệu điện có cường độ tỷ lệ với phần bức xạ đã bị hấp thu bởi mẫu. Dòng điện này có cường độ rất nhỏ nên phải nhờ bộ khuếch đại tăng lên

nhiều lần trước khi chuyển sang bộ phận tự ghi vẽ lên bản phổ hoặc đưa vào máy tính xử lý số liệu rồi in ra phổ.

Phương pháp FT-IR được sử dụng để ghi nhận các dao động đặc trưng của các liên kết hóa học giữa các nguyên tử. Phương pháp này cho phép phân tích với hàm lượng chất mẫu rất thấp và có thể phân tích cấu trúc, định tính và cả định lượng. Các đỉnh phổ hồng ngoại đặc trưng cho nhóm chức được gán với các dao động của liên kết có mặt trong phân tử hợp chất hoá học.

Tiến hành: Dung dịch nano Cu2O-Cu/alginate được kết tủa với etanol 90%, tỷ lệ Vetanol/Vdung dịch vật liệu = 2/1, lọc và rửa kết tủa 3 lần bằng etanol 70%, sấy chân không ở nhiệt độ 60°C thu được mẫu vật liệu dạng bột. Cân 0,002 g mẫu, trộn chung với 0,2 g KBr rồi ép thành viên có đường kính 13

mm và chiều dày 0,5 mm. Các nhóm chức và liên kết hóa học của vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate được xác định bằng phổ hồng ngoại trên máy FT-IR Model 8400S, số sóng từ 7.800 – 350 cm-1 tại Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w