CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.8. Nghiên cứu hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp của vật liệu
Thí nghiệm nghiên cứu hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. in vitro
được tham khảo theo phương pháp của Nguyễn Thị Thu Thủy (2018) [55].
Vi khuẩn Xanthomonas sp. sau khi đưa về phòng thí nghiệm được bảo quản ở 4°C. Trước các thí nghiệm, cấy truyền vi khuẩn trên đĩa petri chứa 15 – 20 mL môi trường LB Agar (25 g LB, 16 g agar, 1.000 mL nước, hấp khử trùng ở 121°C trong 15 phút) để tạo khuẩn lạc đơn. Bước tiếp theo, cấy tăng sinh chủng vi khuẩn Xanthomonas sp. bằng cách chuyển một phần khuẩn lạc đơn của vi khuẩn vào bình tam giác 250 mL chứa 200 mL môi trường LB Broth (25
gLB, 1.000 mL nước, hấp khử trùng ở 121°C trong 15 phút). Tiếp tục đưa bình tam giác chứa dịch vi khuẩn đem đi lắc tăng sinh ở 170 vòng/phút trong 24 giờ
[71]. Dung dịch tăng sinh vi khuẩn được pha loãng đến 10-6 lần, hút 0,1 mL dung dịch vi khuẩn ở các nồng độ pha loãng nhỏ lên đĩa petri chứa môi trường LB Agar bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate với các nồng độ Cu là 15 ppm; 22,5 ppm; 30 ppm và thuốc thương mại Xantocin 40WP với nồng độ broponol 250 ppm, sử dụng que cấy thủy tinh trang đều lên bề mặt môi trường rồi tiến hành nuôi cấy ở cùng điều kiện (28°C).
Thí nghiệm gồm 05 nghiệm thức được lặp lại 03 lần, mỗi nghiệm thức lặp lại trên 03 đĩa petri. Các nghiệm thức gồm:
NT1: Môi trường LB Agar
NT2: Môi trường LB Agar bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate 15 ppm Cu NT3: Môi trường LB Agar bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate 22,5 ppm Cu NT4: Môi trường LB Agar bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate 30 ppm Cu NT5: Môi trường LB Agar bổ sung thuốc thương mại Xantocin 40WP 250 ppm broponol
Xác định mật độ vi khuẩn ở các nghiệm thức sau 24 giờ nuôi cấy bằng phương pháp đếm khuẩn lạc, hiệu lực ức chế (HLUC) vi khuẩn được xác định như sau:
HLUC (100%) =C −Cc × 100 Trong đó:
C: Mật độ khuẩn lạc ở nghiệm thức đối chứng
c: Mật độ khuẩn lạc ở nghiệm thức bổ sung chất thử