HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN XANTHOMONAS SP GÂY BỆNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 56 - 58)

BẠC LÁ TRÊN LÚA CỦA VẬT LIỆU Cu2O-Cu/ALGINATE

3.2.1. Nghiên cứu hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. của vậtliệu nano Cu2O-Cu/alginate trong thí nghiệm in vitro liệu nano Cu2O-Cu/alginate trong thí nghiệm in vitro

Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate được sử dụng để nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh bạc lá trên cây lúa trong thí nghiệm in vitro. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. của vật liệu nano Cu2O- Cu/alginate Nghiệm thức Đối chứng LSD0,05 CV (%)

Ghi chú: Trong cùng 1 cột các giá trị có các chữ cái a, b theo sau chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.4 cho thấy sau 24 giờ nuôi cấy, mật độ khuẩn lạc ở các nghiệm thức bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate dao động từ 0 – 7,27×103 Cfu/mL. Mật độ khuẩn lạc ở hai nghiệm thức bổ sung nano Cu2O- Cu/alginate với nồng độ Cu 15 ppm và 22,5 ppm lần lượt là 1,47×103 và 7,27×103 Cfu/mL. Nghiệm thức bổ sung nano Cu2O-Cu/alginate ở nồng độ Cu

30ppm có hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. đạt 100% và tương đương với nghiệm thức bổ sung thuốc thương mại Xantocin 40WP (250 ppm broponol) sau 24 giờ nuôi cấy.

Các nghiên cứu sử dụng một số loại hạt nano kim loại làm chất kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn Xanthomonas sp. đã được nhiều tác giả công bố. Nguyễn Thị Thu Thủy và cộng sự (2018) công bố nano đồng-bạc/silica đạt 100% hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. ở nồng độ 50 ppm sau 48 giờ nuôi cấy trong thí nghiệm đĩa thạch [55]. Liao và cộng sự (2019) cũng đã công bố nano MgO ở nồng độ 100 µg/mL có khả năng kháng vi khuẩn Xanthomonas sp. trong thí nghiệm in vitro [66]. Namburi và cộng sự (2021) công bố các hạt nano Ag có kích thước 16,5 ± 5,9 nm đạt hiệu lực ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Xanthomonas oryzae pv. oryzae khi sử dụng ở nồng độ 15 µg/mL trong thí nghiệm in vitro [79]. Các nghiên cứu về khả năng kháng vi khuẩn

Xanthomonas sp. của các vật liệu nano Cu đến nay chưa có công trình nào

công bố.

Hình 3.8. Sự phát triển của vi khuẩn Xanthomonas sp. sau 24 giờ nuôi cấy ở các nghiệm thức: a) Đối chứng, b) 15 ppm Cu, c) 22,5 ppm Cu, d) 30 ppm Cu,

e) 250 ppm broponol

Nhận xét:

Hiệu lực ức chế vi khuẩn Xanthomonas sp. tỷ lệ thuận với nồng độ Cu của vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate trong thí nghiệm đĩa thạch. Vật liệu nano Cu2O-Cu/alginate đạt hiệu lực ức chế ~ 99% ở nồng độ Cu thấp (15 ppm và 22,5 ppm) và ở nồng độ Cu 30 ppm đã ức chế hoàn sự phát triển của vi khuẩn

Xanthomonas sp. (đạt 100% hiệu lực ức chế), tương đương với thuốc thương

mại Xantocin 40WP (250 ppm broponol).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu hoạt tính kháng vi khuẩn xanthomonas sp gây bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu nano cu2o cu alginate (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w