Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoạt động cấp giấy

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 26 - 28)

5. Bố cục luận văn

1.1.2. Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoạt động cấp giấy

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1.1.2.1. Đặc điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ nhất, GCNQSDĐ là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền - được pháp luật quy định - đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phát hành thống nhất trong phạm vi cả nước. Giấy này được Nhà nước cấp cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất khi họ đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, GCNQSDĐ là kết quả hay là sản phẩm “đầu ra” của quá trình kê khai, đăng ký đất đai, điều tra, đo đạc, khảo sát, thống kê đất đai, lập bản đồ địa chính. Điều này có nghĩa là cấp GCNQSDĐ là công việc không hề đơn giản. Để có thể cấp GCNQSDĐ cho một chủ thể sử dụng đất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thẩm tra hồ sơ, xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất; diện tích đất, chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất; xác định rõ ranh giới, vị trí, hình thể thửa đất, tọa độ gốc cũng như tính ổn định lâu dài của việc sử dụng đất v.v nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan và không có sự tranh chấp về đất đai với các chủ sử dụng đất lân cận. Trên cơ sở xác minh, thu thập đầy đủ các thông tin về thửa đất thì mới có cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ nhằm xác định tính hợp pháp của việc sử dụng đất cho một chủ thể. Do đó, GCNQSDĐ là kết quả cuối cùng của một loạt các thao tác nghiệp vụ của quá trình kê khai, đăng ký đất đai, điều tra, đo đạc, khảo sát, thống kê đất đai, lập bản đồ địa chính.

1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thứ nhất, cấp GCNQSDĐ là một biểu hiện của việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ mà theo quy định của pháp luật đất đai chỉ có cơ quan thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai có thẩm quyền mới được cấp GCNQSDĐ. Các cơ quan này bao gồm UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Hơn nữa, việc cấp GCNQSDĐ phải theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền, điều kiện, đối tượng v.v được pháp luật quy định rất chặt chẽ.

Thứ hai, việc cấp GCNQSDĐ là hoạt động vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tính pháp lý thể hiện khi cấp GCNQSDĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ các quy định về đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục v.v do pháp luật quy định.

- Tính kỹ thuật, nghiệp vụ thể hiện để có thể cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, nguồn gốc và quá trình sử dụng đất v.v cũng như các quy trình kỹ thuật, định mức kỹ thuật

được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc là cơ quan tài nguyên và môi trường. Các quy trình kỹ thuật, định mức kỹ thuật được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật là thông tư, quyết định để áp dụng thống nhất giữa các địa phương trong cả nước.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w