Thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạ

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 71 - 88)

5. Bố cục luận văn

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạ

đất tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

2.2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.2.1.1. Về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Huyện Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lai Châu, cách Thành phố Lai Châu 130 km, theo tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D. Huyện Nậm Nhùn nằm trong khoảng tọa độ địa lý:

- Từ 22o06' đến 22o34' vĩ độ Bắc.

- Từ 102o42’ đến 103o08’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính huyện Nậm Nhùn như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Phía Nam giáp thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. - Phía Đông giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. - Phía Tây giáp huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Hình 2.3: Sơ đồ vị trí huyện Nậm Nhùn trong tỉnh Lai Châu

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 1.388 km², chiếm 15,30% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng thứ 3/8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích, bao gồm 11 đơn vị

hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện. Huyện có 03 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 24,671 km.

b. Địa hình

Địa hình Nậm Nhùn có mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh (bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam), trong đó phổ biến là địa hình núi cao và núi trung bình.

Địa hình dốc cùng với mạng lưới sông, suối dày mang lại cơ hội cho huyện trong phát triển thủy điện nhỏ và vừa. Nhưng đồng thời dạng địa hình này gây ra một số khó khó khăn như sau: Làm tăng suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,…); Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô vừa và lớn; Địa hình dốc với tỷ lệ cát lớn, xốp, dễ rửa trôi khi mưa là thách thức cho huyện trong chống xói mòn đất.

c. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Nậm Nhùn mang đặc điểm của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm của trạm khí tượng trên địa bàn huyện và các trạm lân cận cho thấy:

- Về chế độ mưa: Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3.000 mm/năm; vùng núi trung bình dao động 2.000 - 2.500 mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1.500 - 1.800 mm/năm.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trên địa bàn huyện có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng với nền nhiệt bình quân năm 22,4 oC.

- Về chế độ gió: Từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa Đông Bắc, nhưng khi thổi vào khu vực Nậm Nhùn đã bị biến tính mạnh, tốc độ gió đã giảm và gây nên kiểu thời tiết khô lạnh.

d. Thủy văn

Nậm Nhùn là huyện nằm trong lưu vực của sông Đà, có hệ thống sông suối tương đối dày đặc (khoảng 5,5 - 6 km/km2); địa hình chia cắt mạnh, lòng suối hẹp,

độ dốc lớn nên thủy chế phức tạp. Mùa khô sông thường cạn, mùa mưa có lũ và xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế, thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có 02 sông lớn chảy qua là sông Đà, phụ lưu chính sông Nậm Na và các suối khác như: suối Nậm Chà, Nậm Nhạt, Nậm Nàn, Nậm Hàng, Nậm Nhùn, Nậm Pồ, Nậm Vời, Nậm Cời, Nậm Ban, Nậm Bum, Nậm Nghẹ,...

Tuy nhiên, do địa bàn huyện nằm trong vùng địa chất kém ổn định, được hình thành bởi hệ thống đứt gãy Điện Biên - Lai Châu tạo ra các bãi bồi dọc sông Đà, Nậm Na và các chi lưu khác, là nơi tích đọng của các vật liệu phong hóa từ trên núi xuống. Vào mùa mưa đã xuất hiện một số trận lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, làm thiệt hại về người, tài sản và vùi lấp đất sản xuất nông nghiệp.

2.2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội a. Trồng trọt:

- Cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng đạt 3.609 ha (tăng164 ha so với cùng kỳ năm 2018); sản lượng lương thực có hạt ước đạt 11.620 tấn (tăng 281,3 tấn so với cùng kỳ năm 2018). Tính đến 31/10/2019 chỉ đạo khai hoang được 48,9/36ha.

- Cây công nghiệp, cây dược liệu và các loại cây trồng khác: Toàn huyện có 2.057,4 ha cây công nghiệp lâu năm. Cây công nghiệp ngắn ngày, tổng diện tích gieo trồng 53,7/92.5 ha; 135,94 ha cây ăn quả [47].

b. Chăn nuôi, thú y:

Tổng đàn gia súc toàn huyện ước đạt 27.200 con, tăng 13,13% so với năm 2018; đàn gia cầm 114.000 con, tăng 18,19% so với cùng kỳ năm 2018 [47].

c. Thủy sản:

Toàn huyện có 51,7 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và 140 lồng nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Lai Châu. Công tác quản lý khai thác đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu được thực hiện nghiêm túc, sản lượng đánh bắt tự nhiên hàng tháng trên 12 tấn [47].

Công tác khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng luôn được quan tâm; sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển thông qua các chương trình, dự án khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng. Toàn huyện có 75.582,96 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,45%.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Là huyện mới được thành lập trên cơ sở 10 xã nghèo trong Chương trình 135 nên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội rất thiếu, yếu kém, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Đến nay, 11/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; toàn huyện có 03 xã đạt quốc gia về nông thôn mới, 11/11 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 85% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ phòng học được kiên cố, bán kiên cố đạt 98%; 95% số hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh [47].

2.2.1.3. Thực trạng phát triển một số lĩnh vực văn hóa - xã hội a. Giáo dục và đào tạo

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt kết quả khá; toàn huyện có 33 trường, 14 trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục duy trì và giữ vững 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt, tổng số lượt khám chữa bệnh là 48.484 lượt người; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở, củng cố, giữ vững 05 xã và xây dựng mới 01 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, nâng số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế lên 06 xã...

2.2.2. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nậm Nhùn

2.2.2.1. Tình hình chung

được lập đồng bộ 3 cấp cho một số loại đất chính; cơ sở dữ liệu đất đai được triển khai, đảm bảo thống nhất việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn [34].

UBND huyện Nậm Nhùn đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ những giải pháp để đẩy nhanh công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2019, toàn huyện đã thực hiện cấp được 9.798 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với tổng diện tích đất đã cấp CNQSDĐ là 7.338,56 ha [34].

2.2.2.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng bản đồ địa giới hành chính các xã, Thị trấn. Các tuyến địa giới giữa các xã đều ổn định và đã được ký xác nhận. Năm 2012, huyện Nậm Nhùn đã hoàn thành công tác bàn giao điều chỉnh địa giới hành chính với các huyện Mường Tè và Sìn Hồ. Việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn đã được xây dựng cơ bản hoàn thiện, đảm bảo các bản đồ phục vụ quản lý, điều tra, khảo sát, quy hoạch sử dụng đất như: bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:25.000; bản đồ giao đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000; bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, hệ toạ độ VN-2000 (bản đồ địa hình được xây dựng từ ảnh hàng không bay chụp năm 1999, các yếu tố địa hình địa vật trên bản đồ này khá phù hợp với địa hình địa vật trên thực tế nên có thể sử dụng biên tập về tỷ lệ 1:25.000); bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000; bản đồ địa chính chính quy; bản đồ địa chính đo đạc thủ công; bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đồng thời hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Nhìn chung công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng đất đai của huyện Nậm Nhùn ngày càng được quan tâm, nhất là việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2.2.3. Kết quả cấp giấy CNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất a. Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức

Kết quả cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn huyện Nậm Nhùn được thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật, kết quả trong giai đoạn 2016- 2019 được thể hiện trong bảng 2.1 về kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức của huyện Nậm Nhùn giai đoạn 2016-2019, cụ thể:

Bảng 2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức của huyện Nậm Nhùn giai đoạn 2016-2019

STT Đơn vị hành chính Số tổ chức cần cấp Số tổ chức đã cấp Tỷ lệ (%)

Diện tích cấp được (ha)

Tỷ lệ (%) Diện tích cần cấp Diện tích đã cấp Diện tích chưa cấp 1 Xã Hua Bum 20 16 80 50,2 36,7 13,5 73,1 2 Xã Pú Đao 15 13 80 12,2 10,6 1,6 86,6 3 Xã Nậm Hàng 18 15 83 15,1 12,6 2,6 83,1 4 Xã Lê Lợi 17 16 94 37,9 35,8 2,1 94,4 5 Xã Nậm Ban 19 16 80 56,2 44,6 11,6 79,3 6 Xã Nậm Manh 20 19 95 20,5 15,1 5,4 73,7 7 Xã Nậm Chà 15 12 80 9,1 7,4 1,7 81,6 8 TT. Nậm Nhùn 36 21 31 156,7 106,3 50,4 67,8 9 Xã Trung Chải 16 13 81 7,98 4,6 3,4 57,5 10 Xã Mường Mô 21 15 71 12,5 4,2 8,3 33,6 11 Xã Nậm Pì 18 13 72 7,2 5,8 1,4 80,0 Tổng 215 169 78,6 385,6 283,5 102,1 73,5

(Nguồn Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Nậm Nhùn)

Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Nậm Nhùn đã được UBND tỉnh Lai Châu và Sở Tài Nguyên Môi trường cấp GCNQSDĐ cho 169 tổ chức chiếm 73,5% số tổ chức cần cấp, còn lại 46 tổ chức chưa được cấp giấy chiếm 21,4% số tổ chức cần cấp giai đoạn 2016-2019. Trong số 169 tổ chức đã cấp có 118 tổ chức là các trụ sở và cơ quan nhà nước do UBND tỉnh cấp, còn lại 58 tổ chức là do UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài Nguyên Môi trường cấp. Như vậy trong giai đoạn 2016-2019 đã

so với tổng số diện tích đất cần cấp giấy. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, công tác cấp GCNQSDĐ đối với các tổ chức trên địa bàn huyện được thực hiện cơ bản kịp thời, đảm bảo theo tiến độ; về số tổ chức và diện tích đất đã cấp đạt tỷ lệ gần ngang nhau như vậy là công tác cấp giấy cho tổ chức trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên lại không đồng đều ở một số đơn vị. Sở dĩ có sự không đều và chưa thực sự đạt hiệu quả cao cũng do một số tổ chức chưa phân định ranh giới rõ ràng với người dân xung quanh làm chậm tiến độ cấp giấy, còn một số tổ chức cấp đổi thì quản lý hồ sơ chưa chặt chẽ, một số thông tin kê khai trong đơn chưa trùng khớp với bản đồ địa chính và số liệu do cơ quan chức năng quản lý. Từ lý do trên, tác giả nhận định, việc cấp GCSQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn huyện vẫn còn những vấn đề bất cập, cần được giải quyết dứt điểm: Một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GCNQSDĐ nên bảo quản, lưu trữ chưa đảm bảo, còn để nhòe, nhàu nát dẫn đến khó xác định địa giới cũng như quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.

b. Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân

Qua nghiên cứu các tài liệu, báo cáo, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 trên địa bàn huyện Nậm Nhùn có tổng 14.015 GCNQSD đất cần cấp cho các hộ gia đình, cá nhân. Trong đó có 13.698 giấy chứng nhận đã được UBND huyện cấp giấy chiếm 90,07% giấy cho nhu cầu cần cấp giấy.

Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2016-2019 được thể hiện cụ thể:

Bảng 2.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2019

STT Đơn vị hành chính Nhu cầu cần cấp GCN Tổng số GCN đã được cấp Tỷ lệ % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 1 TT. Nậm Nhùn 1.726 415 577 248 373 1.613 70,1 2 Xã Nậm Hàng 2.208 1.618 118 236 90 2.062 87,14 3 Xã Nậm Manh 1.032 776 74 85 120 1.055 84,56 4 Xã Hua Bum 933 571 59 156 74 860 96,98 5 Xã Mường Mô 1.925 610 662 201 105 1.578 66,81 6 Xã Nậm Chà 1.079 823 72 29 16 940 95,67 7 Xã Pú Đao 919 798 90 86 32 1.006 97,53 8 Xã Trung Chải 963 549 205 343 41 1.138 96,67 9 Xã Nậm Ban 508 185 82 85 115 467 97,81 10 Xã Lê Lợi 1.902 987 371 212 325 1.895 96,59 11 Xã Nậm Pì 820 270 331 293 190 1.084 96,97 Tổng 14.015 7.602 2.641 1.974 1.481 13.698 90,07

(Nguồn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Nhùn)

Nhìn chung, xét về kết quả cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2016- 2019 tương đối cao, đạt tỷ lệ trên 90,07%, tuy nhiên, nếu tính riêng từng đơn vị, một số đơn vụ t tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp dưới 70%. Tác giả đã nghiên cứu, nắm bắt một số nguyên do chủ yếu như: Hiện trạng sử dụng của một số thửa đất của một số hộ gia đình có thay đổi so với mục đích sử dụng đất ghi trong bản đồ địa chính; thửa đất có nhiều biến động, có sự sai khác về diện tích, số hiệu thửa đất, tờ bản đồ giữa bản đồ địa chính cũ và bản đồ địa chính đo mới. Người dân thực hiện kê khai các thông tin về thửa đất, diện tích đất và mục đích sử dụng đất chưa chính xác mất nhiều thời gian để kiểm tra, đối chứng và rà soát và thẩm định hồ sơ. Trong quá trình cấp đổi GCNQSD đất còn nhiều hạn chế, chưa đạt được đúng tiến độ yêu cầu. Lực lượng cán bộ chuyên môn chưa đủ nên công tác cấp giấy chưa làm được

thường xuyên. Các cấp ủy đảng chưa vào cuộc quyết liệt và giải quyết dứt điểm nên làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 71 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w