Giải quyết vi phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 67 - 71)

5. Bố cục luận văn

2.1.6. Giải quyết vi phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.1.6.1. Đính chính Giấy chứng nhận

- Trường hợp thông tin hồ sơ địa chính phù hợp với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân của người sử dụng đất tại thời điểm cấp nhưng Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất; hoặc, Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót về thông tin thửa đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra, xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

(khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013).

- Về trình tự, thủ tục đính chính: Nếu người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thủ tục đính chính được thực hiện theo “Trình tự, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận khi người sử dụng đất phát hiện thông tin sai sót”; nếu Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện thì thực hiện theo “Trình tự, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận khi Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện thông tin sai sót”.

2.1.6.2. Xử lý vi phạm hành chính

Người sử dụng đất hoặc người đại diện theo pháp luật, ủy quyền của người đó tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất nhưng không dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận bị sai lệch thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (khoản 1 Điều 28 Nghị định 102/2014/NĐ- CP). Trường hợp người thực hiện hành vi nêu trên đã dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận bị sai lệch thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sai lệch (khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).

Người sử dụng đất hoặc người đại diện theo pháp luật, ủy quyền của người đó sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì bị phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị buộc hủy bỏ giấy tờ giả đã sử dụng (khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).

2.1.6.3. Thu hồi Giấy chứng nhận

Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất (khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 và khoản 8 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được

giải quyết theo quy định của pháp luật thì không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp, thiệt hại xảy ra (nếu có) thực hiện theo quyết định hoặc bản án của TAND (khoản 5 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Về trình tự, thủ tục thu hồi: Nếu người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật đất đai thì thủ tục thu hồi được thực hiện theo “Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận khi người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai”; nếu cơ quan nhà nước phát hiện thì thực hiện theo “Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ quan nhà nước phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định pháp luật về đất đai”.

2.1.6.4. Tranh chấp quyền sử dụng đất

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn sang thửa đất của cá nhân, tổ chức khác xung quanh thì có thể giải quyết như sau:

+ Nếu hai bên tự hòa giải thành hoặc giải quyết thông qua hòa giải cơ sở thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và tiền hành cấp lại cho các bên (điểm d khoản 2 Điều 106 và khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

+ Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức là yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại TAND (Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Việc giải quyết tại UBND thực hiện theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

2.1.6.5. Xử lý kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ- CP thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sau đây, thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 207 Luật Đất đai 2013):

+ Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

với người xin làm các thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

+ Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

+ Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

+ Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

+ Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

+ Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

- Trường hợp cán bộ thực hiện một trong các hành vi nêu trên thì tùy mức độ có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc (Điều 8 Nghị định 35/2005/NĐ-CP). Nếu người thực hiện là công chức thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (Điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP).

Nếu người thực hiện là viên chức thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP).

2.1.6.6. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận (người sử dụng đất hoặc người đại diện theo pháp luật, ủy quyền của người đó) hoặc cán bộ, công chức, viên chức,.., sửa chữa, làm sai lệch hoặc làm giả giấy tờ, tài liệu để được cấp hoặc để cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định pháp luật thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức - Điều 340 BLHS 2015, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức - Điều 341 BLHS

2015, tội giả mạo trong công tác - Điều 359 BLHS 2015.

Một phần của tài liệu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w