Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế đối với DNNVV thuộc chi cục thuế TP việt trì (Trang 99 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

4.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với DNNVV

Thứ nhất là đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng công chức kiểm tra thuế:

Luân chuyển, bố trí công chức làm công tác kiểm tra thuế có kinh nghiệm, trình độ chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, có khả năng phân tích rủi ro từ báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế, am hiểu về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Có năng lực, nghiệp vụ kiểm tra thuế.

Tăng số lượng công chức kiểm tra thuế để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra năm và đột xuất tại trụ sở NNT, phấn đấu kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy mạnh chất lượng yêu cầu giải trình, bổ sung sau phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế… Phân công nhân lực hợp lí giữa các đoàn kiểm tra thuế.

Tăng cường giáo dục, tập huấn bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp ứng xử với NNT để ngăn ngừa kịp thời các hành vi sách nhiễu doanh nghiệp, thông đồng với doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Tiếp tục tăng cường các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ kiểm tra thuế, phổ biến các chính sách thuế mới thay đổi. Tạo điều kiện, khuyến khích công chức kiểm tra chủ động tự tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao khả năng khai thác dữ liệu NNT phục vụ nhiệm vụ kiểm tra hiệu quả.

Tăng cường sự quản lý, giám sát công chức kiểm tra thuế, hoạt động của các đoàn kiểm tra thuế để hạn chế tiêu cực, kịp thời điều hành, bố trí nhân sự và uốn nắn các sai phạm trong công tác kiểm tra thuế.

Tham gia ý kiến đóng góp vào dự thảo chế độ làm việc, chế độ chi trả lương thỏa đáng cho công chức quản lý thuế nói chung đặc biệt công chức kiểm tra nói riêng. Nhiều năm qua, chế độ lương, thưởng, phụ cấp của công chức ngành thuế rất thấp, chưa đảm bảo nhu cầu đời sống cho công chức yên tâm, nhiệt huyết làm việc. Cần xây dựng chế độ nâng lương trước hạn, các chế độ phụ cấp công vụ, làm thêm giờ hiệu quả cho công chức kiểm tra.

Thứ hai là tăng cường hiệu quả xây dựng kế hoạch kiểm tra:

Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra năm, kế hoạch kiểm tra đột xuất đúng trọng tâm, phù hợp với nguồn nhân lực kiểm tra. Công chức thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra phải căn cứ vào việc phân tích các chỉ tiêu rủi ro thuế chính xác để lựa chọn đối tượng rủi ro cao đưa vào kế hoạch kiểm tra. Việc phân tích rủi ro phải kết hợp giữa ứng dụng phân tích rủi ro của ngành với phân tích thủ công, kinh nghiệm quản lý thực tế và các thông tin thu thập được từ các cơ quan chức năng khác liên quan đến DNNVV.

Để phân tích rủi ro chính xác cao, công chức kiểm tra cần giám sát, đôn đốc DNNVV nộp đầy đủ hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế, cập nhật đầy đủ dữ liệu của DNNVV vào các ứng dụng quản lý thuế của ngành.

Thứ 3 là thực hiện nghiêm túc, chất lượng các phương pháp kiểm tra, tuân thủ quy trình kiểm tra:

Nâng cao chất lượng công tác phân tích chuyên sau hồ sơ khai thuế, phân tích rủi ro, phân tích dọc ngang, đối chiếu, so sánh sự hợp lý giữa các khoản doanh thu – chi phí – tài sản – nguồn vốn – các khoản công nợ phải thu – phải trả để phát hiện những bất hợp lý, vi phạm về thuế.

Có kế hoạch chi tiết, cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng rà soát, kiểm tra hồ sơ khai thuế, báo cáo quyết toán năm của DNNVV để đảm bảo toàn bộ hồ sơ khai thuế, thông tin đăng ký thuế của DNNVV trong năm đều được kiểm tra, phân tích nghiêm túc, hiệu quả. Nếu phát hiện sai sót, dấu hiệu bất thường hoặc nguy cơ rủi ro về thuế cao, công chức kiểm tra phải thông báo yêu cầu DNNVV giải trình, bổ sung thông

tin ngay và tiến hành kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở NNT nếu doanh nghiệp không giải trình được.

Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chuyên đề kiểm tra đề ra như: chuyên đề chống thất thu thuế một số ngành nghề đặc thù, chuyên đề cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, chuyên đề người mua trả tiền trước, chuyên đề doanh thu bằng không….

Thường xuyên thực hiện xác minh địa điểm NNT, nắm bắt kịp thời các thông tin của NNT đặc biệt trọng tâm các DNNVV thường xuyên thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi lĩnh vực kinh doanh, có nhiều địa điểm, chi nhanh tại các tỉnh thành khác nhau, thay đổi quy mô kinh doanh…..

Thứ tư là tăng cường các hội nghị tập huấn chính sách thuế mới cho DNNVV, hội nghị đối thoại với DNNVV. Phát huy hiệu quả mọi hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT:

Tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến nội dung luật thuế, nghị định, thông tư mới thay đổi cho các DNNVV biết và thực hiện đúng, kịp thời. Giải đáp các vướng mắc trong quá trình các DNNVV tính toán, kê khai và nộp thuế vào NSNN.

Áp dụng mọi hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến DNNVV như tuyên truyền qua báo, đài, tờ rơi, pano, áp phích.. Gửi email, tin nhắn, thông báo qua zalo các nội dung thông tư, nghị định mới, hạn nộp tờ khai….

Thứ năm là tiếp tục hoàn thiện, áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ công tác kiểm tra thuế đối với DNNVV:

Cấp user có đầy đủ chức năng tra cứu dữ liệu của DNNVV trên ứng dụng mới Datawirehouse cho công chức kiểm tra. Nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng kiểm tra hiện có như TPR, TTR, TPH, BCTC, ứng dụng quản lý thuế TMS và các phần mềm kê khai thuế - nộp thuế điện tử theo hướng công chức kiểm tra có thể dễ dàng tra cứu các dữ liệu của DNNVV phục vụ hiệu quả cho việc phân tích rủi ro, kiểm tra giám sát việc kê khai hàng tháng, quý, năm.

Một phần của tài liệu Kiểm tra thuế đối với DNNVV thuộc chi cục thuế TP việt trì (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w