Giáo dục con là trách nhiệm chung của cả mẹ lẫn cha. Trong công việc này cha mẹ đều có vai trò quan trọng ngang nhau, không thể tách rời, là hai mặt của một quá trình thống nhất, bổ sung, phối hợp với nhau. Người mẹ là hiện thân của sự tốt bụng, tính dịu hiền, lòng thương cảm, sự quan tâm, chăm
sóc, dịu dàng, âu yếm, tế nhị... Còn người cha thường có tính cứng rắn, quyết
đoán, tính yêu cầu cao, tính nguyên tắc, tính nghiêm khắc, dũng cảm, tính tổ
chức và tính khắc khổ,… Chính điều này sẽ đã tạo nên sự hài hòa trong sự
phát triển tâm lý của con. Thiếu người cha thì cuộc sống của đứa trẻ trở nên
không đầy đủ. Sự quan tâm, chăm sóc của người cha là điều kiện quan trọng và cần thiết cho sự phát triển hài hòa của trẻ. Thông thường, người cha hay
có thái độ trầm tĩnh đối với con. Còn người mẹ thì chiều chuộng, vỗ về con
hơi quá mức, khi thì gắt gỏng, thiếu tự chủ. Tình yêu thương của cha và mẹ là sức mạnh làm cho đứa trẻ trở nên hạnh phúc. Những ước muốn tốt đẹp, những tình cảm thuần khiết và cao thượng chỉ có thể được giáo dục dưới ánh sáng của tình yêu đó.Trong gia đình, em trai nhìn thấy ở người cha một hình mẫu để bắt chước, còn em gái thì nhìn thấy ở bố một chỗ dựa tin cậy, một sự
che chở chắc chắn và hầu như một cách vô thức.
Trong QHCM-C, cha mẹ đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn,
khuyên răn và yêu cầu con phải nghe lời dạy bảo của mình. Chính vì vậy, cha mẹ là người tích cực chủ động hơn trong quan hệ với con. Tuy nhiên để thực hiện vai trò của mình thì ngoài ý nghĩa là người mang và đại diện cho những chuẩn mực xã hội thì cha mẹ còn là những con người với tính cách, khí chất,
quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề riêng. Cho nên QHCM-C tất sẽ chịu ảnh
hưởng của những đặc điểm tâm lý đó của cha mẹ.
Kết quả của một số công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài
nước cho thấy rằng, tuổi tác, kinh nghiệm, nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh
hưởng không nhỏđến QHCM-C. [16, tr.30]
Xét về tuổi tác, khi con bước vào lứa tuổi TN thì phần lớn cha mẹ các em
ở vào độ tuổi từ 35 đến 50. Đây là thời kỳ mà cha mẹ phát triển về mọi mặt của tuổi trưởng thành. Xét trên bình diện Tâm lý học, theo quy luật kế thừa tâm lý, tuổi trưởng thành có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm xã hội tốt nhất, là lứa tuổi chín chắn về mặt xã hội. Đây là tiền đề giúp cha mẹ nuôi dạy con cho phù hợp với những yêu cầu xã hội đểđáp ứng với các chức năng giáo dục con của cha mẹ. [16]
Tuy nhiên việc nuôi dạy con là một lĩnh vực không đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Như trên đã phân tích, khi bước vào lứa tuổi TN, trẻ có những bước đột biến về tâm lý đòi hỏi
cha mẹ phải thay đổi cách ƯX với con, giảm bớt sự chặt chẽ trong việc kiểm soát con và xây dựng những quy tắc mới trong gia đình cho phù hợp với sự
phát triển của con. Thế nhưng, phần lớn các bậc cha mẹ tỏ ra thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con ở lứa tuổi này. Thường gặp nhất là cha mẹ vẫn duy trì
thái độ coi con còn bé bỏng, chưa muốn để con tự quyết định những việc phù hợp với khả năng của các em. Do đó kinh nghiệm dạy dỗ con lứa tuổi TN là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến QHCM-C. [16]
Về nghề nghiệp, 35 – 50 là tuổi chín muồi về tài năng, sự kết tinh trí tuệ,
đã có nghề nghiệp ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, điều
này đồng nghĩa với việc cha mẹ phải dành phần lớn thời gian cho công việc nên ít có thời giờ quan tâm đến con. Hơn nữa, cha mẹ tuổi trưởng thành còn phải đối diện với những vấn đề khác của chính họ và những vấn đề này của cha mẹ cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến QHCM-C tuổi TN, đó là gánh nặng kinh tế, học vấn, nghề nghiệp, thời gian, sức khỏe của cha mẹ…[16]
Ngoài ra, QHCM-C còn bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố chủ quan của chính cha mẹ, đó là sự mệt mỏi do công việc, uy tín của cha mẹ đối với con kiến thức của cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lý của con tuổi TN nói riêng và nhận thức của cha mẹ về cách ứng ƯX với con là yếu tố cực kỳ quan trong, mang tính chất quyết định trong QHCM-C.
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến QHCM-C tuổi thiếu niên chính là việc cha mẹ vẫn giữ nguyên thái độ trước đây đối với trẻ. Những lý do khiến cha mẹ vẫn giữnguyên thái độ đó chính là: trẻ tuổi TN dù sao vẫn là trẻ còn đi học, còn phụ thuộc vào cha mẹ về nhiều điều (kinh tế, kinh nghiệm sống,…); bản thân các em vẫn còn những nét trẻ con trên khuôn mặt, trong dáng dấp, hành vi, chưa có kỹnăng hành động độc lập; cha mẹ vốn
phá vỡ thói quen ấy… Tất cả những điều đó làm cho cha mẹ ƯX với trẻ tuổi TN vẫn như là ƯX với một đứa trẻ.
Từ những phân tích trên cho thấy, QHCM-C chịu tác động từ hai phía, đó
là phía cha mẹ và phía học sinh. Về phía học sinh, ở tuổi TN, do có sự thay
đổi về cơ thể, điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí các em được nâng lên tâm lý và nhân cách của
các em được hình thành và phát triển phong phú hơn các lứa tuổi trước và các
em cũng ý thức được sự thay đổi này và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Và điều này tất yếu có ảnh hưởng đến QHCM-C. Về phía cha mẹ của các em, cách cha mẹ ƯX với con còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan (thói quen, kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm ứng xử…) và yếu tố khách quan (công việc, khoảng cách thế hệ,…).
Theo chúng tôi, QHCM-C xuất phát từcách ƯX của cha mẹ với con trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày có liên quan đến con. Việc trẻ bước vào
giai đoạn tuổi TN với sự thay đổi tâm sinh lý là một yếu tố khách quan, tất yếu mà bất cứ trẻ nào cũng phải trải qua. Hơn nữa, cha mẹ là những người
đóng vai trò chủ đạo trong ƯX với con, thế nên để QHCM-C trở nên tốt đẹp cần có sự điều chỉnh từ phía cha mẹ. Do vậy, trong đề tài này, chúng tôi chỉ
nghiên cứu những yếu tố (thuộc về cha mẹ) có ảnh hưởng đến QHCM-C.