Quan hệ cha mẹ với con tuổi TN được biểu hiện qua các tình huống hết sức đa dạng và phong phú trong từng gia đình. Mặc dù các tình huống ƯX
trong QHCM-C trong mỗi gia đình là khác nhau, nhưng những mẫu số chung của những tình huống thường xảy ra là xung quanh những vấn đề có liên quan
đến những thay đổi trong tâm sinh lý hay cấu trúc tâm lý mới của trẻ.
Theo các nhà tâm lý học, chính hoạt động chủđạo của trẻ tuổi TN là hoạt
động học tập và hoạt động giao tiếp bạn bè đã quy định những biến đổi chủ
yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của các em.
những vấn đề từ thỉnh thoảng đến rất thường xuyên xảy ra trong ƯX cha mẹ
với con là vấn đề học tập (94,5%); lao động trong gia đình (86,6%); vấn đề sinh hoạt hàng ngày (78,5%); vấn đề bạn bè (70,4%), vấn đề tiền bạc (61,7%) [26, trang 67].
Do vậy, trong đềtài này, chúng tôi đưa ra các tình huống ứng xử tập trung xoay quanh những vấn đề học tập, bạn bè, tâm tư tình cảm và những vấn đề thường gặp (lao động, sinh hoạt hàng ngày) trong đời sống gia đình của các em.
Đối với tình huống học tập của các em, chúng tôi đề cập đến những vấn
đềnhư: trẻ có những điều khó hiểu trong bài học; trẻ xin tiền mua sách vở học tập; trẻ bị giáo viên phàn nàn về việc học; trẻ có một buổi nghỉ học không phép; trẻđi học về trễ; trẻ bịđiểm kém.
Đối với tình huống quan hệ bạn bè của các em, chúng tôi đề cập đến những vấn đềnhư: gần đến ngày thi mà trẻ đòi đi chơi với nhóm bạn; trẻchơi
với những người bạn không tốt; trẻ chỉ luôn tâm sự chuyện buồn vui với bạn bè; trẻ có ý muốn đua đòi cho bằng bạn bè; trẻ xin phép cha mẹ đi chơi với nhóm bạn vào buổi tối.
Đối với tình huống thuộc tâm tư, tình cảm của các em, chúng tôi đề cập
đến những vấn đề như: trẻ viết nhật ký; khi trẻ buồn; cách cha mẹ thường
dùng để tìm hiểu tâm tư và suy nghĩ của trẻ.
Đối với tình huống vấn đề thường gặp của các em, chúng tôi đề cập đến những vấn đề như: cha mẹ giao việc cho trẻ; cha mẹ đưa ra quyết định có liên
quan đến trẻ; cha mẹ muốn cấm con điều gì đó; khi trẻ có thái độ thiếu tôn trọng người lớn; trẻ làm sai việc gì đó trong chỗ động người; khi trẻ gặp chuyện không hay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Lứa tuổi TN là lứa tuổi chuyển tiếp từ “trẻ con” sang “người lớn”. Ở đứa trẻ đã xuất hiện một cấu tạo tâm lý mới, đó là biểu tượng “mình không còn là trẻ con nữa”. Nguyện vọng muốn được làm người lớn và muốn được người
khác đối xử như người lớn của TN đòi hỏi phải có một kiểu QH mới giữa
người lớn và trẻ. Như vậy, cần phải khẳng định rằng, QHCM-C tuổi TN là vô cùng cần thiết đối với các em. Tuy thiếu niên có sự trưởng thành về mặt cơ
thể, nhưng kinh nghiệm xã hội còn nghèo nàn, cuộc sống tâm lý chưa ổn định, vì thế các em rất cần sự yêu thương chăm sóc, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của cha mẹ. Thiếu sự quản lý của cha mẹ chắc chắn sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của các em lứa tuổi này.
Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên là đề tài đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu với nhiều góc nhìn khác nhau: Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lý học… Dù ở góc nhìn nào thì mục
đích của các công trình nghiên cứu cũng nhằm tìm hiểu về thái độ, các kiểu QH của cha mẹ đối với con và chứng minh tầm quan trọng của QHCM-C sức
ảnh hưởng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trong đề tài này, khái niệm QHCM-C được hiểu là tổ hợp các cách ứng xử thể hiện kiểu quan hệ cha mẹ với con được biểu hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ của cha mẹ đối với con trong các tình huống khác nhau của đời
sống gia đình. Chúng tôi phân loại QHCM-C xuất phát từ việc cha mẹ xem
các em là người lớn (QH cha mẹ - người bạn) hay trẻ nhỏ (kiểu QH cha mẹ
- trẻ nhỏ) và tiến hành nghiên cứu QHCM-C thể hiện qua một số tình huống xoay quanh hoạt động học tập, quan hệ bạn bè, tâm tư tình cảm và những tình huống thường gặp (lao động, sinh hoạt hàng ngày) trong đời sống gia đình
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN