Quan hệ cha mẹ với con qua một số tình huống ứng xử

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 74 - 96)

Về mặt quan điểm ƯX, CMHS tuy không đáp ứng được hết những mong

đợi của HS, nhưng về mặt xử lý tình huống, hầu hết CMHS đã thể hiện được sự thấu hiểu những thay đổi trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ, nên cha mẹ đã có thái độ và hành vi phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em và từng hoàn cảnh cụ thể, được biểu hiện qua việc cha mẹ tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ và luôn gần gũi, quan tâm đến trẻ đồng thời cha mẹ luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, luôn cố

gắng để hiểu con và cho phép con nói lên ý kiến của mình đồng thời cũng đặt ra các nguyên tắc cho con và cũng rất quan tâm, chăm sóc và thường xuyên giao tiếp với con. Điều này được mình chứng qua bảng 2.7a, có 96,7% CMHS sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn và 3,3% CMHS sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ con.

Bảng 2.7a: Kiểu QH cha mẹ với con tuổi TN

Kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi TN

HS CMHS N % N % Quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ 60 18,8 11 3,3

Quan hệ cha mẹ - người bạn 260

81,2

325

96,7

Kiểm định chi bình phương Mức ý nghĩa = 0,000* *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 2.1: Kiểu QH cha mẹ với con tuổi TN

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cũng với những tình huống đó, có 81,2%

HS cho rằng cha (mẹ) của mình sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn và có

đến 18,8% HS khẳng định cha mẹ của chúng sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ

nhỏ. Như vậy, trong suy nghĩ của HS, nhiều em vẫn cho rằng cha mẹ của chúng vẫn luôn xem chúng như trẻ nhỏ. Thực tế trên cho thấy, CMHS và HS

chưa có sự nhất trí trong việc nhìn nhận kiểu QHCM-C và có sự khác biệt có

nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Trong 21 tình huống ƯX chúng tôi đưa ra, chỉ có 2 tình huống là HS và CMHS có sự tương đồng nhau trong cách nhìn nhận về cách ƯX, hay nói khác đi là không có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa > 0,05): Con xin tiền mua sách vở học tập

Con xin phép đi chơi với nhóm bạn vào buổi tối.

Đối với việc học tập của trẻ, qua bảng số liệu bảng 2.7a chúng ta nhận thấy, đa số CMHS thường sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn trong ƯX với trẻ như: Khi con hỏi về những điều khó hiểu trong bài học, ƯX của cha (mẹ) thường là tìm cách hướng dẫn, chỉ bảo (96,4%); Khi con bị giáo viên phàn nàn về việc học, ƯX của cha (mẹ) thường là nhẹ nhàng tìm hiểu và trao đổi với con (90,5%); Khi biết con có một buổi nghỉ học không phép, ƯX của cha

81,2%

96,7%

18,8%

(mẹ) thường là lắng nghe con trình bày lý do (83,9%); Con đi học về trễ, ƯX của cha (mẹ) thường là hỏi lý do con về trễ (94,0%); Con bị điểm kém, ƯX của cha (mẹ) thường là động viên, an ủi con (88,1%).

Bảng 2.7b:Cách ƯX của cha mẹ đối với việc học tập của con

Một số tình huống ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa N % N % 1. Khi con hỏi về những điều khó hiểu trong bài học, ƯX của cha (mẹ) thường là:

1.Không quan tâm 38

11,9 12 3,6 0,000* 2.La mắng 3.Tìm cách hướng dẫn, chỉ bảo 282 88,1 32496,4 2. Con xin tiền mua

sách vở học tập, ƯX

của cha (mẹ)

thường là:

1.Đưa tiền cho con ngay 42 13,1 34 10,1 0,229 2.Tra hỏi kỹ và yêu cầu

con đem phiếu tính tiền về 3.Cho con tiền và hỏi về sách mà con cần 278 86,9 302 89,9

3. Khi con bị giáo viên phàn nàn về việc học, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Cho rằng đó không phải lỗi của con 120 37,5 32 9,5 0,000* 2.Mắng phạt con 3.Nhẹ nhàng tìm hiểu và trao đổi với con 200 62,5 304 90,5 4. Khi biết con có một buổi nghỉ học không phép, ƯX của cha (mẹ) thường là:

1.Xem như không biết gì 124

38,8 54 16,1 0,000* 2.La mắng con 3.Lắng nghe con trình bày lý do 196 61,3 28283,9 5. Con đi học về trễ, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Chẳng có gì phải quan tâm 44 13,8 20 6,0 0,001* 2.La mắng con 3.Hỏi lý do con về trễ 276 86,3 316 94,0 6. Con bị điểm kém, ƯX của cha (mẹ) thường là:

1.Bình thường, xem như

không có gì 134 41,9 40 11,9 0,000* 2.Trách phạt con 3.Động viên, an ủi con 186 58,1 296 88,1 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Thế nhưng, về phía trẻ, mặc dù đa số CMHS đều sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn với trẻ nhưng vẫn còn có không ít HS vẫn cho rằng cha mẹ đã

sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ nhỏ với trẻ. Minh chứng điều này qua những số

liệu như sau:Khi con hỏi về những điều khó hiểu trong bài học, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc không quan tâm hoặc la mắng (11,9%); Con xin tiền mua sách vở học tập, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc đưa tiền cho con ngay hoặc tra hỏi kỹ và yêu cầu con đem phiếu tính tiền về (13,1%); Khi con bị giáo viên phàn nàn về việc học, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc cho rằng đó không phải lỗi của con hoặc mắng phạt con (37,5%); Khi biết con có một buổi nghỉ học không phép, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc xem như không biết gì hoặc la mắng con (38,8%); Con đi học về trễ, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc chẳng có gì phải quan tâm hoặc la mắng con (13,8%); Con bị điểm kém, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc bình thường, xem như không có gì hoặc trách phạt con (41,9%).

Điều chúng tôi lưu tâm nhất là ở tình huống khi con bị điểm kém, có đến 41,9% HS cho rằng cha mẹ ƯX “hoặc bình thường, xem như không có gì

hoặc trách phạt con”. Vì theo nghiên cứu “Cách đối xử đối với cha mẹ trong một số tình huống xung đột của học sinh THCS ở nội thành Tp.HCM” của tác giả Hoàng Thị Diệu Hồng, khi con học không giỏi, bị điểm kém, cha mẹ la rầy, thậm chí đánh đập thì có 38,67% HS cam chịu bởi lỗi do mình không học tốt; 45,67% HS nhận lỗi nhưng không đồng ý các đối xử trên của cha mẹ;

5,67% HS không còn tin vào khả năng của mình và trở nên thiếu tự tin;

5,67% HS cảm thấy không được tôn trọng và trở nên bướng bỉnh và 4,33% HS cãi lại và phản ứng lại trước hành động của cha mẹ.[21, tr.38]. Rõ ràng trong tình huống bị điểm kém, các em đã biết lỗi của mình và các em cũng

cần có sựđộng viên, an ủi từ cha mẹhơn là cha mẹ hoặc xem như không có gì

Bảng 2.7c:Cách ƯX của cha mẹ đối với quan hệ bạn bè của con Một số tình huống ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa N % N % 7. Gần đến ngày thi

mà con đòi đi chơi

với nhóm bạn, ƯX

của cha (mẹ) thường là:

1.Con muốn sao cha (mẹ) cũng chiều theo ý của con 140 43,8 104 31,0 0,001*

2.Cấm không cho đi chơi, chỉ ở nhà ôn bài

3.Cho con đi nhưng

nhắc nhở về sớm ôn bài

180 56,3

232

69,0

8. Khi biết con chơi

với những người bạn không tốt, ƯX cha

(mẹ) thường là: 1.Sao cũng được, miễn là con vui 126 39,4 90 26,8 0,001* 2.Cấm tuyệt đối không cho chơi nữa 3.Tìm cách khuyên bảo con 194 60,6 246 73,2 9. Khi biết con chỉ

luôn tâm sự chuyện buồn vui với bạn bè, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Mặc con muốn nói với ai thì tùy 88 27,5 42 12,5 0,000*

2.Yêu cầu con phải nói tất cả những suy nghĩ

của mình với cha mẹ

3.Tìm cách quan tâm,

gần gũi con hơn 232 72,5

294

87,5

10. Khi thấy con có ý muốn đua đòi cho

bằng bạn bè, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Đáp ứng mọi ý muốn của con 118 36,9 52 15,5 0,000* 2.Cấm tuyệt đối 3.Từ từ khuyên giải con để con hiểu 202 63,1 284 84,5

11. Con xin phép đi chơi với nhóm bạn vào buổi tối, ƯX của cha (mẹ) thường là:

1.Cho phép đi và không

cần hỏi con đi chơi ở

đâu và mấy giờ về 96 30,0 88 26,2

0,278

2.Không cho đi chơi

vào buổi tối

3.Cho phép con đi chơi nhưng phải nói rõ đi chơi ở đâu và mấy giờ về 224 70,0 248 73,8 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Đối với quan hệ bạn bè của trẻ (Bảng 2.7c), phần lớn CMHS cũng đã ƯX

với trẻ theo kiểu QH cha mẹ - người bạn: Gần đến ngày thi mà con đòi đi chơi với nhóm bạn, ƯX của cha (mẹ) thường là cho con đi nhưng nhắc nhở về sớm ôn bài (69,0%); Khi biết con chơi với những người bạn không tốt, ƯX của cha (mẹ) thường là tìm cách khuyên bảo con (73,2%); Khi biết con chỉ luôn tâm sự chuyện buồn vui với bạn bè, ƯX của cha (mẹ) thường là tìm cách quan tâm, gần gũi con hơn (87,5%); Khi thấy con có ý muốn đua đòi cho bằng bạn bè, ƯX của cha (mẹ) thường là từ từ khuyên giải con để con hiểu

(84,5%). Tuy nhiên, cũng tương ứng với những tình huống đó, tỷ lệ HS có sự

nhìn nhận giống như cha mẹ của các em là 56,3%; 60,6%; 72,5% và 63,1%.

Như vậy, vẫn còn khá nhiều HS có suy nghĩ cha mẹ sẽ vẫn ƯX với chúng như

trẻ nhỏ, hoặc là nghiêm khắc, cứng nhắc hoặc là vẫn để trẻ tự do thoải mái trong quan hệ bạn bè. Cả hai suy nghĩ này đều không tốt cho trẻ trong việc thỏa mãn nhu cầu bè bạn.

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy số CMHS sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn đối với quan hệ bạn bè của con ít hơn số CMHS sử dụng kiểu quan hệ này đối với việc học tập của con. Điều này có thể hiểu được, bởi vì cha mẹ luôn có nhiều nỗi lo âu trong việc giao lưu kết bạn của con. Theo kết quả một nghiên cứu, những nỗi lo âu đó là: (theo thứ tự từ cao đến thấp) như:

Sợ con mình bị bạn bè lợi dụng; Sợ con mình đua đòi theo bạn bè; Sợ không kiểm soát được mọi hành vi của con; Sợ con mình chưa đủ khả năng “đề kháng” trước những tệ nạn của xã hội; Sợ con bị bạn bè xấu lôi kéo; Sợ con ham chơi; Sợcon hư; Sợ con không dành thời gian cho học tâp. [Nghiên cứu “Tìm hiểu mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con về nhu cầu chọn bạn của học sinh lớp 8, 9 tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Khoa, tác giả đã khảo sát 500 cha mẹ HS để tìm hiểu lý do dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ

Có lẽ vì những lo âu đó mà còn nhiều CMHS vẫn ƯX theo kiểu QH cha mẹ - trẻ con với trẻ trong việc giao lưu và kết bạn. Tuy nhiên, đây là điều rất

đáng lưu tâm. Bởi vì ở độ tuổi này, quan hệ của các em với những bạn cùng lứa tuổi trở nên phức tạp và đa dạng hơn so với lứa tuổi học sinh nhỏ. Sự giao tiếp của trẻ với các bạn ngày càng vượt ra khỏi giới hạn của hoạt động động học tập và nhà trường, trở thành một phạm vi độc lập, rất quan trọng trong đời sống của thiếu niên, chiếm khá nhiều thời gian và sự quan tâm của các em. Sự

giao tiếp với bạn bè bắt đầu có giá trị lớn đối với các em đến mức việc học tập bị đẩy lùi xuống hàng thứ hai. Hầu hết các em cho rằng quan hệ với bạn bè thuộc phạm vi quan hệ cá nhân riêng tư và các em có quyền giao tiếp với bạn bè và bảo vệ quyền đó. Thế nên, nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ nhỏ như là can thiệp, khắc khe, áp đặt con trong vấn đề giao lưu

kết bạn của con sẽ ít nhiều dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con. Hoặc nếu

trong giai đoạn lứa tuổi này, cha mẹ vẫn cho rằng các em là con nít, còn nhỏ

nên cha mẹ thường dễ dãi, để con tự do, muốn làm gì thì làm, cha mẹ ít quan tâm và vẫn giữ thái độ nuông chiều theo ý thích của các em trong việc chơi

với bạn cũng có thể dẫn những hậu quả xấu. Bởi vì, chính nhu cầu giao tiếp với bạn rất cao mà đã có không ít trẻ không thể tránh khỏi việc kết thân với những người bạn, nhóm bạn không tốt, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân

cách đang được hình thành của các em. Thế nên, đối với quan hệ bạn bè của con, CMHS càng phải nên thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn với con hơn để có thể tạo mọi điều kiện giúp các con thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với bạn một cách có chọn lọc và nếu trẻ có chơi với bạn bè không tốt, cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng tìm cách khuyên bảo và không nên cấm đoán

trẻ một cách nghiêm khắc cứng nhắc. Bởi vì, theo nghiên cứu của tác giả

Hoàng Thị Diệu Hồng, khi bị cha mẹ cấm chơi chung với một số người bạn của trẻ mà cha mẹ cho là không tốt thì biểu hiện của trẻ là: Vâng lời và không

chơi với các bạn ấy nữa (32,67%); “Vâng, dạ” cho qua chuyện nhưng vẫn lén chơi cùng các bạn ấy (9%); Cố gắng giải thích với cha mẹ đó là những người bạn tốt (49,67%); Cãi lại và quyết bảo vệ bạn mình (4,33%); Tức giận và bỏ đi chơi vì cho rằng cha mẹ không tôn trọng mình (4,33%).[21, tr.50].

Như vậy, trong 100 trẻ khi bị cấm đoán trong việc chơi với bạn, chỉ có khoảng 32 trẻ sẽ vâng lời và không chơi với các bạn ấy nữa, còn lại 68 trẻ vẫn muốn tiếp tục chơi với những người bạn mà các em đã chọn. Do vậy, đối với quan hệ bạn bè của trẻ, cha mẹ cũng cần cởi mở, chan hòa với các bạn của

con như với bạn của chính mình, như vậy mới có được sự tiếp xúc tâm tình thực sự giữa cha mẹ và các con và chỉ khi có được điều đó thì mọi tác động của cha mẹ với con mới trở nên hiệu quả.

Về quan hệ bạn bè của con, một điều cũng rất đáng được lưu ý trong quan hệ bạn bè của con là CMHS nên tránh có sự mâu thuẫn với trẻ trong việc chọn bạn của các em. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy những ảnh hưởng về phía HS sau khi xảy ra mâu thuẫn về chọn bạn với cha mẹ theo thứ tự từ cao đến thấp: Sức khỏe bản thân giảm sút; Ngày càng rời xa bạn bè; Hay lảng tránh cha mẹ; Gia đình ấm êm hơn; Bầu không khí gia đình nặng nề; Khó gần gũi cha mẹ hơn; Tinh thần căng thẳng mệt mỏi; Thấy gần gũi với mọi thành viên trong gia đình; Thấy thoải mái hơn khi gần cha mẹ; Gia đình không có thay đổi gì cả, Thấy mối quan hệ của em với cha mẹ tốt hơn trước; Em thấy hiểu cha mẹ nhiều hơn; Em chăm chỉ học hành hơn trước; Em dành nhiều thời gian cho việc học hơn.[Nghiên cứu Tìm hiểu mâu thuẫn giữa cha mẹ và con về nhu cầu chọn bạn của học sinh lớp 8, 9 tại Quận 10 Tp. HCM của tác giả

Nguyễn Văn Khoa (2003), tr.112]. Như vậy, sau khi xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ trong việc chọn bạn của trẻ thì trẻ thường có biểu hiện tiêu cực là sức khỏe bản thân giảm sút, ngày càng rời xa bạn bè, hay lảng tránh cha mẹ, bầu

mệt mỏi. Tất cả những ảnh hưởng này đều không tốt đối với trẻ và cha mẹ của trẻ. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho rằng nguyên nhân khiến các em rơi vào nhóm bạn xấu thường bắt nguồn từ gia đình. Một trong những sai lầm của cha mẹ là quá nghiêm khắc, cứng nhắc đối với con. Điều này làm chia rẽ cha mẹ với con và làm tăng độ nhạy cảm của trẻ đối với các

tác động tiêu cực từ bạn bè (Fuligni và Eccles, 1993). Một thái cực khác là bố

mẹ có thể quá thờ ơ với con, coi nhẹ sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của

chúng (Barber và đồng nghiệp, 1994; Brown và đồng nghiệp, 1993; Dishion

và đồng nghiệp, 1995) [dẫn theo 12]

Bảng 2.7d:Cách ƯXcủa cha mẹđối với những vấn đề thuộc tâm tư, tình cảm của con

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 74 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)