Quan hệ cha mẹ với con qua ý kiến của học sinh và cha mẹ

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 101 - 105)

học sinh về sựcần thiết thay đổi cách ứng xử của cha mẹ đối với con

Như chúng tôi đã đề cập ở chương 1, không có một công thức ƯX chung

nào của ông bố bà mẹ dành cho tất cả các đứa trẻ, mà sự thành công hay

không thành công trong cách ƯX của cha mẹ với con là do sự cảm nhận của

chính đứa trẻ được đối xử. Để QHCM-C trở thành một nhân tố tích cực thúc

đẩy sự phát triển của trẻ tuổi TN, cha mẹ đôi khi phải “điều chỉnh” sao cho quan hệ đó “phù hợp” với con. Sự phù hợp hay không phù hợp của kiểu QH mà cha mẹ sử dụng với con nhiều khi lại phụ thuộc vào sự tiếp nhận kiểu quan hệ đó của con, bởi vì mỗi một đứa trẻ là một nhân cách độc đáo, mang

tính chủ thể… Và một trong những dấu hiệu chứng tỏ kiểu QHCM-C có phù hợp hay không phù hợp với trẻ được biểu hiện ở việc trẻ có mong muốn duy trì việc cha mẹ sử dụng kiểu QH đó nữa hay không.

Bảng 2.14 cho thấy, có đến 48,1% HS mong muốn cha và 44,4% HS mong muốn mẹ thay đổi cách ƯX với mình và chỉ có 26,8% CMHS mong muốn như thế đối với con. Như vậy, có sự chênh lệch trong ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của CMHS đối với con tuổi TN và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Tuy nhiên HS có ý kiến tương đồng nhau trong việc mong muốn cha và mẹ thay

đổi kiểu QH và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,567 > 0,05).

Bảng 2.14: Ý kiến của HS và CMHS

về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN

Ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của

cha mẹđối với con tuổi TN HS CMHS Cha Mẹ N % N % N %

Hoàn toàn mong muốn 72

22,5 56 17,5 34 10,1 Mong muốn 82 25,6 86 26,9 56 16,7 Lưỡng lự 68 21,3 72 22,4 54 16,1 Không mong muốn 68 21,3 69 21,6 124 36,9

Hoàn toàn không mong muốn 30

9,3 37 11,6 68 20,2 Kiểm định Chi – bình phương (Cha - Mẹ - CMHS) Mức ý nghĩa = 0,000* Kiểm định Chi – bình phương (Cha và Mẹ của chính HS) Mức ý nghĩa = 0,567 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 2.3: Ý kiến của HS và CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN

Liên quan đến vấn đề này, kết quả nghiên cứu ở đề tài “Tìm hiểu những

hành vi chưa ngoan do cách ƯX của cha mẹ ở thiếu niên tại một số trường trung học cơ sở nội thành thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị

Thiên Kim cho thấy, mong muốn của thiếu niên về cách ƯX của cha mẹ như

sau: Khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng (63,2%), Biết lắng nghe ý kiến, tình cảm của em để cảm thông và chia sẻ (58,6%), Giải thích, phân tích đúng sai một vấn đề trước khi trách phạt (58,6%), La rầy khi em sai phạm nhưng không dùng những lời lẽ thô tục để xúc phạm em (52,4%); Tôn trọng và đối xử với em như một người đã lớn (27,4%); Dễ dãi, nuông chiều em hơn (6,1%)

[26, trang 88]. Như vậy, kết quả nghiên cứu về mong muốn của HS về việc cha mẹ cần phải thay đổi kiểu QHCM-C theo kiểu QH cha mẹ - người bạn của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim có sự tương đồng nhau và thống nhất với nhau.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, HS nam và HS nữ, HS lớp 7, lớp 8 hay lớp 9 đều nhất trí về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của CMHS đối với con tuổi TN, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa > 0,05). [PL2, bảng 23 và bảng 24]

Về phía CMHS, ý kiến của cha HS và mẹ HS về sự cần thiết phải thay đổi

cách ƯX đối với con tuổi TN không thống nhất với nhau và có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) [PL2, bảng 25]. Có 16,6% cha của HS mong muốn có sự thay đổi trong cách ƯX với con của mình trong khi đó có đến 32,4% mẹ của HS có ý kiến như thế và sự chênh lệch tỷ lệ này có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Tuy nhiên, dù CMHS có con trai hay con gái tuổi TN, dù con đang học ở khối lớp nào cũng

không chi phối ý kiến của CMHS về sự cần thiết phải thay đổi cách ƯX của CMHS đối với con tuổi TN. [PL2, bảng 26 và bảng 27]

Những phân tích trên cho thấy, HS có mong muốn cha mẹ thay đổi cách

ƯX của cha mẹ đối với mình nhiều hơn tự cha mẹ cảm thấy mình phải thay

đổi cách cách ƯX với con. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả ở phần thực trạng QHCM-C mà chúng tôi vừa phân tích ở trên. Bởi vì, mặc dù đa số

CMHS đều sử dụng kiểu quan hệ cha mẹ - người bạn khi ƯX với con, nhưng

không phải HS nào cũng có sự nhìn nhận như vậy, và cũng có không ít HS

cho rằng cha mẹ vẫn ƯX với chúng theo kiểu quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ. Điều

này đã dẫn đến việc rất nhiều em có ý kiến rằng cần thiết phải thay đổi cách

ƯX của cha mẹđối với con tuổi TN.

Kết luận 2: Từ những phân tích số liệu thực trạng kiểu QHCM-C tuổi TN, chúng tôi có thể đưa ra những kết luận như sau: Trong gia đình, cha mẹ

sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn trong ƯX với trẻ và trẻ cũng có sự nhìn nhận như thế. Tuy nhiên, cách ƯX của CMHS và sự nhìn nhận của HS về chính cách ƯX đó của cha mẹ chưa thống nhất với nhau. Trong QHCM-C,

đánh giá của HS và tự đánh giá của CMHS đều mang tính tích cực được thể

hiện qua sự thương yêu, quan tâm, tôn trọng và tin tưởng của cha mẹ dành cho trẻ. Tuy nhiên, CMHS có sự đánh giá bản thân tích cực hơn sự đánh giá

cách ƯX của cha mẹ đối với mình nhiều hơn số CMHS tự cảm thấy mình phải thay đổi cách cách ƯX với con.

2.3.3. Ý kiến của cha mẹ học sinh về ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ với con đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ tuổi thiếu niên và

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)