Nhận thức của học sinh và cha mẹ học sinh về cách ứng xử của cha

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 74)

cha mẹ với con tuổi thiếu niên

Kết quả khảo sát quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ

với con tuổi TN được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1:Quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ

với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 70,08 4,243 61,23 8,839 0,000* *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Kết quả trình bày ở bảng 2.1 cho thấy, xét tổng thể ĐTB của HS (70,08)

cao hơn ĐTB của CMHS (61,23) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (Mức ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Nhìn chung, HS và CMHS đều thể hiện sự đồng tình trong cách ƯX của cha mẹ với

con theo hướng cha mẹ nên tôn trọng, tin tưởng và bình đẳng. Tuy nhiên, HS có sự đồng tình về cách ƯX theo hướng đó cao hơn so với sự đồng tình của CMHS.

Sau đây xin dẫn một số ví dụ về quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX

của cha mẹ với con tuổi TN [PL2, bảng 1 và bảng 2]. Mức độ đồng tình của HS cao hơn của CMHS và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa

< 0,05) trong cách ƯX tích cực như: Khi không muốn con làm điều gì, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu rõ lý do và không đồng tình ở những cách ƯX tiêu

cực như: Khi cấm con bất cứ điều gì cha mẹ không cần phải giải thích lý do; Con phải tuân theo mọi quyết định của cha mẹ mà không được tranh luận; Đã là con thì không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì ở cha mẹ; Cha mẹ có quyền biết tất cả về cuộc sống của con; Cha mẹ không nên xin lỗi con mặc dù cha mẹ làm sai; Con phải tuyệt đối phục tùng ý kiến của cha mẹ; Cha mẹ có quyền quyết định tất cả cho con; mà không cần hỏi ý kiến con; Cha mẹ nên trách phạt con mỗi khi con mắc lỗi mà không cần hỏi nguyên do.

Từ những khác biệt trên, chúng ta có thể lý giải nguyên nhân của nó là do chuyển biến trong tâm lý của trẻ tuổi TN là “mình không còn là trẻ con nữa”, thế nên mình phải được cha mẹ ƯX như người lớn. Trong ƯX của cha mẹ với con, trẻ mong muốn được cha mẹ thể hiện sự ân cần, chu đáo và thái độ chân tình, tôn trọng và đặc biệt chú ý đến quyền độc lập và tự chủ tương đối cao của trẻ. Tất nhiên, trẻ cũng muốn được sựhướng dẫn và theo dõi của cha mẹ.

Khác với HS, mức độ đồng tình của CMHS cao hơn mức độ đồng tình của HS và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) trong

ƯX tích cực như: Khi con gặp chuyện gì không hay, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và hướng dẫn con cách giải quyết; Cha mẹ nên tạo điều kiện con tham gia vào công việc chung của gia đình; Cha mẹ không nên quản lý giờ giấc sinh hoạt của con.

Qua những số liệu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng trong nhận thức của các bậc làm cha, làm mẹ, họ cũng đã hiểu được sự biến chuyển trong tâm lý của trẻ rằng con mình không còn nhỏ nữa, thế nên cha mẹ cũng “tạo điều kiện con tham gia vào công việc chung của gia đình” và “hướng dẫn con cách giải quyết khi con gặp chuyện không hay”. Điều quan trọng là CMHS đã đồng tình rất cao trong cách ƯX: Cha mẹ không nên quản lý giờ giấc sinh hoạt của con. Rõ ràng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, cha mẹ luôn phải bận rộn với công việc mưu sinh để lo cho gia đình và tạo điều kiện cho các con

được học hành. Trong khi đó, không ít các em thường ngoài giờ học chính quy, còn phải học phụ đạo, học thêm nhiều nơi kết hợp với nhu cầu giao tiếp bạn bè rất cao ở lứa tuổi TN nên có thể trẻ có nhiều thời gian ở bên ngoài nhiều hơn ở nhà. Thế nên việc quản lý giờ giấc sinh hoạt hàng ngày của con

là điều CMHS nên làm.

Những phân tích trên cho thấy, quan điểm của CMHS về cách ƯX với con tuổi TN về cơ bản tương tự như quan điểm của HS. Tuy nhiên, kết quả

khảo sát cũng cho thấy, giữa quan điểm của CMHS về cách ƯX với con và nguyện vọng được ƯX như người lớn của HS vẫn còn khoảng cách nhất định.

Khi người lớn chưa thay đổi nhận thức của mình đối với trẻ thì bản thân các

em cũng có thể có sự phản kháng, thể hiện dưới những hình khác nhau. Phải

chăng đây là nguyên nhân gây nên xung đột giữa cha mẹ và con tuổi TN? Theo nghiên cứu của một số tác giảnước ngoài, nguyên nhân trực tiếp của

xung đột chính là sự khác biệt trong quan điểm của cha mẹ và con. Cha mẹ thường xuyên xem xét hành vi của con qua lăng kính đồng thuận xã hội – tức

là những điều mà xã hội chấp nhận – và cảm thấy mình có trách nhiệm điều tiết hành vi của con mình. Trong khi đó, trẻthường cảm nhận sự điều tiết này là sự xâm quyền tự chủ và sự lựa chọn cá nhân (Smetane, 1995; Yau và Smetane 1996). Trẻ ngày càng khẳng định mình và bố mẹ ngày càng phải buông lỏng kiểm soát. Quan hệ cha mẹ với con tiến dần từ chỗ bố mẹ nắm quyền tới chỗ vai trò của bố mẹ và con trong các quyết định quan trọng của trẻ tuổi TN là ngang bằng nhau (Feldman và Gehring, 1998; Furman và Buhrmester, 1992). Thật ra, cha mẹ trong những gia đình người châu Á và Mỹ gốc Á có thể nắm giữ quyền kiểm soát con lâu hơn so với cha mẹ trong những gia đình người châu Âu và Mỹ gốc Âu (Chen và Greenberger, 1996; Yau và Smetana, 1996).[12]

Chúng tôi đã so sánh quan điểm của HS nam và HS nữ về vấn đề này.

Ông bà xưa thường nói “Nữ thập tam, nam thập lục”. Ngày nay, các kết quả

nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: các trẻ gái thường phát dục sớm

hơn các trẻ trai. Có lẽ đấy cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt trong nhận thức của HS nam và HS nữ về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN. Kết quả trình bày ở bảng 2.2 cho thấy ĐTB của HS nữ (70,91) cao hơn HS nam (68,97) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức

ý nghĩa = 0,000 < 0,05). Nhìn chung, mức độ đồng tình của HS nữ cao hơn

Bảng 2.2:Quan điểm của HS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo giới tính)

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ

với con tuổi TN HS nam HS nữ Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 68,97 4,287 70,91 4,024 0,000* *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Có thể nói, quá trình chuyển từ một bé gái sang một cô gái được bắt đầu

cũng ở chính lứa tuổi này, tuổi dậy thì. Cùng với những thay đổi về sinh lý, tâm lý của HS cũng thay đổi, các em thường cho rằng mình đã lớn hơn nhiều so với các bạn trai cùng lứa tuổi. Kết quả trình bày ở PL2 [bảng 3 và bảng 4] cho thấy, số HS nữ đồng tình cao hơn số HS nam và có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) trong những cách ƯX tích cực như: Cha mẹ nên khen ngợi con khi con làm tốt việc gì, dù là việc nhỏ; Mỗi khi con gặp chuyện buồn; cha mẹ nên lắng nghe con chia sẻ; Cha mẹ nên quan tâm đến nhu cầu, sở thích của con; Cha mẹ không nên la mắng con trước mặt nhiều người; Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu con; Cha mẹ nên tạo điều kiện con tham gia vào công việc chung của gia đình; Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con. Thêm vào đó, số HS nữ cũng không đồng tình cao hơn số HS nam ở cách ƯX tiêu cực như: Con phải làm theo sự kỳ vọng của cha mẹ; Đã là con thì không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì ở cha mẹ.

So sánh quan điểm của HS các khối lớp khác nhau cho thấy, xét tổng thể, giữa HS các khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9 có sựtương đồng nhau vềcách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (bảng 2.3).

Bảng 2.3:Quan điểm của HS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo khối lớp)

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN HS lớp 7 HS lớp 8 HS lớp 9 Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 69,87 4,032 70,19 4,830 70,15 3,910 0,843 Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể, HS các khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9 không có sự đồng tình trong quan điểm ở một vài vấn đề trongcách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05). [PL2, bảng 5 và bảng 6]

Kết quả trình bày ở bảng 2.4, bảng 2.5, bảng 2.6 cho thấy, về phía CMHS, khi xét về các yếu tố (là cha và hay là mẹ của HS; CMHS có con trai hoặc có con gái; CMHS có con học ở các khối lớp 7, 8 và 9) chi phối quan điểm về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN, chúng tôi thấy rằng, nhìn tổng quát, có sự thống nhất trong quan điểm về cách ƯX của cha mẹ với con, không có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (tương ứng mức ý nghĩa = 0,177 > 0,05; mức ý

nghĩa = 0,339 > 0,05; mức ý nghĩa = 0,102 > 0,05), nhưng khi xem xét chi tiết từng vấn đề, vẫn có những điểm chưa thống nhất và có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05). [PL2 bảng 7 và bảng 8; bảng 9 và bảng 10; bảng 11 và bảng 12]

Bảng 2.4: Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo quan hệ với con)

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ

với con tuổi TN Cha của HS Mẹ của HS Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 62,10 8,756 60,74 8,868 0,177

Bảng 2.5:Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo CMHS có con trai hay con gái)

Quan điểm về cách ƯX

của cha mẹ với con tuổi TN

CMHS có con trai CMHS có con gái

Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 61,86 8,343 60,89 9,091 0,339

Bảng 2.6:Quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN (So sánh theo khối lớp học của con)

Quan điểm về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN

Con học lớp 7 Con học lớp 8 Con học lớp 9

Mức ý nghĩa ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 61.86 9.500 62.06 7.335 59.88 9.260 0,120

Kết lun 1: Trên đây là bức tranh khái quát quan điểm của HS và CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN. Từ những phân tích trên, có thể đưa

ra kết luận như sau: Thứ nhất, HS và CMHS đều có sự thống nhất trong quan

điểm về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN, đó là cách ƯX của cha mẹ

phải thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng và bình đẳng với con. Tuy nhiên, kết quả

khảo sát cũng cho thấy giữa HS và cha mẹ các em vẫn còn khoảng cách nhất

định trong quan điểm về vấn đề này. Thứ hai, về phía HS, quan điểm của HS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN không bị chi phối bởi yếu tố khối lớp

mà các em đang học, nhưng bị chi phối bởi yếu tố giới tính; về phía CMHS, nhìn chung, những yếu tố như là cha hay là mẹ của HS, CMHS có con trai hay CMHS có con gái và CMHS có con học lớp 7, lớp 8 hay lớp 9 đều không chi phối quan điểm của CMHS về cách ƯX của cha mẹ với con tuổi TN. Như

vậy, có thể nói, về mặt quan điểm, CMHS vẫn chưa đáp ứng hết những mong

đợi của HS về cách cha mẹ ƯX với mình. Dưới đây chúng tôi trình bày kết quả khảo sát những biểu hiện hành vi ƯX của cha mẹ với con qua một số tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)