Trả lời câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi về giải pháp cải thiện QHCM-C, một chị là mẹ của em HS nam đã tâm sự: “Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần, suốt ngày đi làm rồi tăng ca, có thời gian đâu mà đọc sách báo để tìm hiểu tâm lý của con. Những lúc có ở nhà, trong lúc làm việc nhà, tôi thường hay mở ti vi xem mấy chương trình có các chuyên gia tư vấn nói về tâm lý. Tôi thường xuyên theo dõi các chương trình của cô Mai, thầy Sơn và có mấy đứa nhỏ cỡ tuổi con tôi tham gia trên ti vi… Và hầu như là ngày nào tôi cũng nghe chương trình Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình của Đài phát thanh Bình Dương. Chương trình này hay lắm, được phát vào buổi trưa 11g30 đến 12g nhưng tôi chỉ có thể nghe lại vào buổi tối từ 10g đến 10g30. Tôi rất thích Thạc sĩ Thúy, vì bà hay nói về tâm lý của trẻ lắm.”
Cha của một em học sinh học lớp 7 cũng chia sẻ: “Anh làm tài xế chạy xe suốt ngày, đâu có thời gian ở nhà để gần gũi với con. Chỉ có chị ở nhà buôn bán mới thường xuyên gần gũi với cháu. Nhà có một thằng con trai nên anh chị rất quan tâm đến cháu. Mặc dù không gần gũi con thật nhưng anh cũng thường hay điện thoại về nhà nhắc nhở trong học tập, nghe lời mẹ. Anh thì ít đọc sách báo nói về tâm sinh lý trẻ tuổi cấp II vì không có thời gian. Nhưng hầu như trưa nào khoảng từ 11g30 anh cũng đón nghe chương trình Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình ởđài Bình Dương. Hay lắm em! Trước khi chuyên gia nói chuyện, hay có những tiểu phẩm nói về cách ứng xử của cha mẹ với con, rồi còn những câu chuyện về nghệ thuật làm cha, làm mẹ nữa… Anh mê mấy chương trình đó lắm! Anh thấy ở thành phố, họ thường hay có những lớp học hay là hội quán này nọ dành cho những ai làm cha làm mẹ đến đó để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm nhưng sao ở thị xã của mình không có những chương trình đó. Nếu có anh sẽ kêu chịnhà đi đăng ký học liền....”
“Nhà chị có hai đứa, đứa trai học lớp 12 và đứa gái học lớp 8. Đứa nào học cũng giỏi. Anh đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, một năm về một lần, chỉ có chị ở nhà chăm lo hai đứa nhỏ. Được cái là anh đi làm gửi tiền về, chị không phải đi làm gì cả, chỉ ở nhà lo tụi nhỏ. Thế mà cũng mệt đó em, tụi nó học dữ quá, hết học thêm môn này tới môn kia. Tụi nhỏ là do chị đưa đi học không à. Chị có thời gian rãnh nên rất thường trò chuyện với con. Thằng anh lớn rồi ít gần gũi mẹ, chứ nhỏ con gái của chị mến mẹ lắm. Trong mọi cuộc thi ở trường có nó tham gia, nó đều muốn chị đi theo để xem và cổ vũ. Và tự nhiên như vậy thấy con gần gũi với mình hơn, chuyện nhỏ chuyện lớn gì ở trường, ở nhà nó cũng đều tâm sự với chị cả. Chị nhớ hoài nói một câu là ở trường con có bạn bằng tuổi, ở nhà con cũng có bạn mà là bạn lớn tuổi đó chính là mẹ. Nên chị thấy cha mẹ mà có điều kiện gần gũi, tham gia hoạt động với con sẽ hiểu được con nhiều lắm đó em…”(Tâm sự của mẹ HS lớp 8)
Từ những kết quả nghiên cứu trong những phần trên, kết hợp với những
đoạn phỏng vấn trên cho thấy, phần lớn CMHS đều nhận thức được ảnh
hưởng mạnh mẽ của QHCM-C đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và đa số CMHS thừa nhận kinh nghiệm dạy con, kiến thức vềđặc điểm tâm – sinh lý của con có ảnh hưởng đến QHCM-C. Có lẽ vì lý do đó mà kết quả
khảo sát được trình bảng ở bảng 2.17 cho thấy chỉ có khoảng 3,6% CMHS thấy không cần thiết phải tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, có khoảng 40% CMHS trong số đó sẽ sẵn sàng tham dự, 60% CMHS còn lại hoặc rất muốn nhưng không tham dự được hoặc chỉ tham dự
Bảng 2.17: Ý kiến của CMHS về việc tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX trong QHCM-C
dành cho các bậc làm cha, làm mẹ
Ý kiến của CMHS N
%
Rất muốn và sẵn sàng tham dự 132
39,3
Rất muốn nhưng không tham dựđược 46
13,7
Tham dự được hoặc chỉ tham dự khi sắp xếp được thời gian 146
43,5
Thấy không cần thiết phải tham dự 12
3,6
Biểu đồ 2.6:Ý kiến của CMHS về việc tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX trong QHCM-C dành cho các
bậc làm cha, làm mẹ
Cha của HS và mẹ của HS đều có sự tương đồng trong ý kiến về việc tham gia những lớp học trên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức
ý nghĩa = 0,127 > 0,05) [PL2, bảng 34]. Tuy nhiên, tỷ lệ cha của HS cho rằng
43,5 % 39,3%
3,6%
thấy không cần thiết phải tham dự cao gấp 3 lần tỷ lệ mẹ của HS. Đây là điều rất đáng quan tâm của các bậc làm cha. Bởi vì, trong kết quả nghiên cứu về sự
cần thiết phải thay đổi cách ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN được trình bày ở trên, phần lớn HS cho rằng cha của chúng nên thay đổi cách ƯX với chúng.
Ý kiến của CMHS về việc tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹnăng ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ không giống nhau giữa CMHS có con trai và CMHS có con gái và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,040 < 0,05). Trong đó, ý kiến cho rằng thấy không cần thiết phải tham dự thì số CMHS có con trai cao gấp 3 lần số CMHS có con gái. [PL2, bảng 35]
Xét ở góc độ CMHS có con học lớp 7, lớp 8 hay lớp 9, ý kiến về sự tham dự những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng ƯX
trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ cũng khác nhau và có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,018 < 0,05) [PL2 bảng 36].
Điều đặc biệt là không có CMHS nào có con học lớp 7 cho rằng thấy không cần thiết phải tham dự những lớp học như thế. Bởi vì nếu như cha mẹ của các em có thể tham dự được những lớp học này ngay từ lúc các em đang bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý thì rất có ích cho QHCM-C trong gia đình.
Từ ý kiến của CMHS về việc tham gia những lớp học để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹnăng ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ, chúng tôi có thể khẳng định hầu hết CMHS dù là cha hay là mẹ, có con trai hay con gái, con con học lớp 7, lớp 8 hay lớp 9 đều mong muốn
được tham gia vào những lớp học như thế.
Từ những nghiên cứu về cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu thực tiễn,
thức và kỹnăng ƯX nhằm nhằm góp phần xây dựng quan hệ phù hợp với sự
phát triển trẻ lứa tuổi này như sau:
Biện pháp 1: Trò chuyện
Mục đích: Giúp cha mẹ và trẻ có sự thông hiểu nhau, từ đó cha mẹ có
được sự gần gũi về mặt tâm lý, tinh thần với trẻ.
Nội dung: Qua trò chuyện với con, cha mẹ có thể nắm bắt được những thông tin từ việc học tập, quan hệ bạn bè, những tâm tư tình cảm của các em, những suy nghĩ, thắc mắc về các vấn đề mà các em gặp phải. Ngoài ra, khi trò chuyện, cha mẹ sẽ giúp con luyện tập cách diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ, ý tưởng của mình với người khác và cha mẹ cũng có thể theo dõi diễn biến, tâm trạng của con để kịp thời có những cách ƯX phù hợp với con.
Cách tiến hành: [19; tr. 36, 37, 38, 39] Nói với con
Cha mẹ nên lựa chọn thái độ và lời nói phù hợp với từng tình huống. Lúc
bình thường cha mẹ cần có thái độ trìu mến, cởi mở và cách nói ân cần, chân thực và giản dị để bày tỏ tình cảm đối với trẻ. Đặc biệt cha mẹ nên xưng hô
với trẻ một cách ôn hòa (cha – con, mẹ - con) kể cả khi có sự bất hòa với trẻ.
Thêm vào đó, khi đưa ra những yêu cầu với trẻ, cha mẹ cần có thái độ kiên quyết cùng với lời nói nghiêm nghị, dứt khoát, tránh dùng mệnh lệnh với trẻ. Với lỗi lầm đang diễn ra của trẻ, cha mẹ cần giữthái độ bình tĩnh tối đa, tỏ rõ
thái độbình tĩnh chấp nhận nhưng không chì chiết trẻ.
Khi trò chuyện cùng con, cha mẹ nên tránh nói nhiều, không cho trẻ được nói (cha mẹ độc thoại), không nói dông dài (trẻ khó hiểu những điều cha mẹ nói, đôi khi trẻ cảm thấy nhàm chán). Đặc biệt là cha mẹ không nên nói đi,
nói lại nhiều lần một vấn đề (trẻ cảm thấy bị đay nghiến, dằn vặt hơn là được dạy dỗ). Với những lỗi lầm của con cha mẹ không nên nhắc lại nhiều lần với những lời lẽ chỉ trích. Điều hết sức tránh là cha mẹ thường hay nói cộc lốc,
gắt gỏng (trẻ không cảm nhận được đầy đủ sự yêu thương của cha mẹ đồng thời dập tắt những suy nghĩ, cảm xúc tích cực nơi trẻ) và quát tháo, áp đảo tinh thần trẻ (trẻ sẽ cảm thấy bị đe dọa, nếu thường xuyên trẻ sẽ chai lì, khó bảo và coi thường thái độ của cha mẹ).
Nghe con nói
Lắng nghe trẻ nói, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bộc lộ, tâm tư, tình cảm của mình mà không ngại che giấu hay bị ức chế không nói ra được đồng thời giúp cha mẹ thu nhận thông tin cần thiết và nắm bắt được đúng ý nghĩ và tâm
trạng của trẻ.
Khi lắng nghe, cha mẹ cần tập trung chú ý, tạm dừng công việc để lắng nghe, tập trung mọi cảm giác để chứng tỏ “cha mẹ đang nghe con nói đây”. Thái độ này nhằm khuyến khích trẻ bày tỏtâm tư cho cha mẹ biết. Bên cạnh
đó, cha mẹ cần nghe và cố gắng nhận biết được cảm xúc của trẻ. Trẻ đôi khi
không biết chọn cách nói phù hợp với tâm trạng thật sự hoặc không biết phải bắt đầu từ đâu để nói ra được suy nghĩ của mình. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt
đúng cảm xúc, tâm trạng thực sự của con qua những điều con nói ra. Muốn hiểu đúng ý nghĩ của trẻ hoặc khơi gợi cho được cho trẻ nói ra ý muốn thật sự, cha mẹ cũng cần biết cách nghe có phản hồi: nắm bắt được điều trẻ cảm nhận và phản hồi câu nói của trẻ bằng từ khác để trẻ cảm thấy cha mẹ đã hiểu và chấp nhận. Khi phản hồi câu nói của trẻ, cha mẹ cần sử dụng những từ ngữ khác. Có nghĩa là khi đối thoại cha mẹ không vội đưa ra quan điểm của mình mà chỉ nối lại ý nghĩ của con dưới hình thức khác. Với cách phản hồi này cha mẹ như người cầm tấm gương cho trẻ soi vào suy nghĩ, tâm trạng của chúng
để trẻ nhận ra đúng cảm xúc của mình và bật ra được đúng với những ý nghĩ
bên trong.
Làm được những điều trên sẽ giúp cha mẹ tránh ra được phản ứng đóng
mẹ không nghe hoặc không hiểu đều con nói ra, cha mẹ không nhận ra được những cảm xúc của con. Phản ứng đóng sẽ ngăn chặn thông tin, làm cho trẻ
cảm thấy bị khước từ và cắt đứt cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và trẻ. Còn phản
ứng mở là phản ứng cho thấy cha mẹ nghe được tất cả cảm xúc chứa đựng trong lời nói của trẻ, chứng tỏ cha mẹ chấp nhận và quan tâm đến cảm xúc của trẻ, nhờ đó trẻ muốn thổ lộ với cha mẹ. Phản ứng mở đòi hỏi cha mẹ đọc
được những ý nghĩ của những thông tin không lời của trẻ, bởi những thông tin không lời nói ra nhiều hơn, rõ hơn những thông tin bằng lời của trẻ.
Trong trò chuyện với con, cha mẹ tránh hỏi vặn, ép buộc trẻ phải thổ lộ, chia sẻ cảm xúc với cha mẹ, khiến cho trẻ cảm thấy bị kiểm soát, dò la hơn la hơn là quan tâm, chia sẻ; không vội đưa ra những lời khuyên, lời gợi ý. Nhìn chung cha mẹ thích cho trẻ những lời khuyên (thái độ nhà bác học, nhà đạo
đức, người nhũ mẫu…). Thái độ này chỉ thật sự hữu ích khi trẻ có nhu cầu
được cha mẹ hướng dẫn và khi cha mẹ đã thu nhận được khá đầy đủ những thông tin cần thiết về tình trạng của con. Ngược lại, sự vội vã cho lời khuyên sẽ bị giảm giá trị do: Thứ nhất, cha mẹ chưa nhận đủ thông tin về con nên lời khuyên vội vã thường không phù hợp với tình trạng của con mà chỉ làm trẻ
thấy bối rối, khó xử hơn nếu bắt buộc phải làm theo lời khuyên đó. Hơn nữa, sự khuyên nhủ không phù hợp ấy có thể làm trẻ thất vọng cho rằng cha mẹ
thực sự đã không hiểu mình. Thứ hai, trẻ không có ý muốn được khuyên răn nhưng bắt buộc phải chịu đựng thái độ khuyên bảo của cha mẹ. Cuối cùng, cha mẹ cần kiên trì, không nôn nóng giải quyết được các vấn đề ngay trong một lần trò chuyện với con. Có những vướng mắc phải tháo gỡ dần trong nhiều lần tác động khác nhau.
Tóm lại, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với trẻ ở bất cứ lứa tuổi
nào. Để tạo nếp truyền thông dễ dàng trong gia đình, có khi cha mẹ phải cố
gợi chuyện, không chờ có gì quan trọng mới trao đổi. Khi những trao đổi có vẻ nhỏ nhặt ấy đã trở thành một nếp sống thì một ngày nào đó, khi chuyện
quan trọng xảy ra, thay vì khép kín, trẻ sẽ bộc lộ dễ dàng với cha mẹ, nhờ thói
quen đã có. Điều này thể hiện sự tin cậy giữa cha mẹ và trẻ, một yếu tố quý báu cần được nuôi dưỡng và vun đáp trong cuộc sống gia đình.
Biện pháp 2: Tham khảo những sách báo, theo dõi những chương trình phát sóng có nội dung liên quan đến cha mẹ và con tuổi TN
Mục đích: Đối với cha mẹ, giúp cha mẹ có sự hiểu biết những kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tuổi TN đồng thời trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm ƯX trong QHCM-C dành cho các bậc làm cha, làm mẹ. Đối với trẻ, giúp trẻ có sự hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý của chính bản thân mình để
có thể điều khiển và điều chỉnh suy nghĩ, hành vi cử chỉ của mình trong QH với cha mẹ.
Nội dung: Kiến thức về những đặc điểm tâm sinh lý tuổi TN được đề cập trong rất nhiều sách báo. Song song đó, các đài phát thanh, đài truyền hình
đều có những chương trình tư vấn, góc hàn huyên… mà ở đó của các chuyên gia tâm lý sẽ chia sẻ, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của cha mẹ và của trẻ tuổi TN về những vấn đề, những tình huống khó xử trong QHCM-C.
Cách tiến hành: Cha mẹ nên chủ động tìm mua những sách báo nói về
QHCM-C tuổi TN để có thể đọc tại nhà và khuyến khích trẻ cùng đọc. Đồng thời, cha mẹ và trẻ cũng có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận về một vấn đề
hay tình huống nào giả định nào đó được đề cập trong các sách báo để thông
qua đó, cha mẹ và trẻ sẽ có dịp thể hiện quan điểm ƯX của mình. Đặc biệt là thông qua việc xử lý những tình huống giả định đó, cha mẹ và trẻ sẽ có sự
hiểu biết nhau hơn. Thêm vào đó, cha mẹ có thể chủ động sắp xếp thời gian,