Quan hệ cha mẹ với con qua đánh giá của học sinh và tự đánh

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 96 - 101)

giá của cha mẹ học sinh

Số liệu bảng 2.13 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) trong đánh giá của HS về cha mẹ của mình và tự đánh giá của cha (mẹ) về bản thân. Trong đó, đa số HS khẳng định cha và mẹ luôn quan tâm con, thương yêu con và đa số CMHS cũng tựđánh giá mình như thế. Tuy nhiên, số CMHS tự đánh giá bản thân mình quan tâm con thương yêu con

nhiều hơn số HS đánh giá về cha mẹ của các em như thế, tương ứng với các số liệu như sau: 82,7% CMHS tự đánh giá bản thân so với 58,1% HS đánh giá cha và 76,9% HS đánh giá mẹ; 80,4% CMHS tự đánh giá bản thân so với 58,5% HS đánh giá cha và 73,1% HS đánh giá mẹ. Có nghĩa là hầu hết cha mẹ đều cho rằng mình luôn quan tâm con, thương yêu con nhưng trong suy nghĩ của các con thì không hoàn toàn giống như thế. Ngược lại, còn một tỷ lệ

khá lớn HS đánh giá cha và mẹ của các em mang tính tiêu cực hơn so với tỷ lệ

CMHS tự đánh giá về bản thân mình. Cụ thể như sau: đối xử độc đoán, cứng nhắc với con (20,6% HS đánh giá cha và 10,6% HS đánh giá mẹ so với 7,7% CMHS tự đánh giá bản thân); không gần gũi với con (tương tự 14,4% và 4,4% so với 6,0%), quá nuông chiều con (7,5% và 5,0% so với 6,0%), không hiểu con (30,0% và 21,9% so với 11,9%); coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn cả (8,8% và 6,3% so với 4,2%); dành nhiều thời gian cho công việc hơn con (13,8% và 8,8% so với 8,9%);áp đặt con (16,3% và 13,1% so với 6,5%).

Từ những số liệu trên, chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng: Đa số HS

đánh giá cha mẹ của mình mang tích cực và CMHS tự đánh giá bản thân mình

cũng như thế. Tuy nhiên, tự đánh giá của CMHS mang tính tích cực hơn đánh

Bảng 2.13: Đánh giá của HS về cha mẹ và tự đánh giá của CMHS về bản thân

Đánh giá của HS về cha mẹ của mình và tựđánh giá của CMHS về bản thân HS CMHS Mức ý nghĩa Đối với cha Đối với mẹ N % N % N %

1. Quan tâm con 186

58,1

246

76,9

278

82,7 0,000*

2. Thương yêu con 188

58,8

234

73,1

270

80,4 0,000*

3. Tin tưởng và tôn trọng con 170

53,1 160 50,0 260 77,4 0,000* 4. Đối xử độc đoán, cứng nhắc với con 66 20,6 34 10,6 26 7,7 0,000*

5. Không gần gũi với con 46

14,4

14

4,4

20

6,0 0,000*

6. Quá nuông chiều con 24

7,5 16 5,0 20 6,0 0,413 7. Không hiểu con 96 30,0 70 21,9 40 11,9 0,000* 8. Coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn cả 28 8,8 20 6,3 14 4,2 0,055

9. Dành nhiều thời gian cho công việc hơn con

44 13,8 28 8,8 30 8,9 0,063 10. Áp đặt con 52 16,3 42 13,1 22 6,5 0,000* *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của HS về cha mẹ của mình và tự đánh giá của CMHS về bản thân

Trong bảng số liệu trên, điều chúng tôi lưu tâm nhất là trong đánh giá của HS về cha mẹ, có đến 58,1% HS khẳng định cha mẹ thường quan tâm đến chúng và có khoảng 20% đến 30% HS thừa nhận cha mẹ không hiểu mình. Kết quả này cho thấy, mặc dù cha mẹ có quan tâm đến con nhưng lại không hiểu con. Điều này đã dẫn đến hiện tượng là đứng trước những khó khăn

trong giao tiếp, HS thường tìm đến bạn để tâm sự hơn là đến với cha mẹ, hiện

tượng đó phản ánh đặc điểm tâm lý của lứa tuổi TN là ý kiến của bạn bè có ý

nghĩa rất lớn đối với các em. Mặc dù học sinh đã đánh giá cao sự quan tâm của cha mẹ, nhưng trẻ lại tìm đến bạn khi gặp điều khó xử trong cuộc sống. [Kết luận của nghiên cứu “Một số khó khăn trong giao tiếp ứng xử của học

sinh trường trung học cơ sở” của một nhóm tác giả Nguyễn Ánh Hồng, Lê Thị Minh Hà và Nguyễn Phương Dung với 508 học sinh lớp 7 và lớp 8, tr. 156, 157, 158]

Nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ” thực hiện trên 532 HS và 519 cha mẹ HS của một sốtrường ở Hà Nội cũng có kết quả tương tựở vấn đề này. Trong nghiên cứu của tác giả, sự quan tâm của cha mẹ đối với con được các em đánh giá

cao nhất (98,3% đối với cha và 98,7% đối với mẹ); tương tự, sự thương yêu

con (98,3% và 98,5%); dành nhiều thời gian cho công việc hơn con (53,3% và 47,7%), coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn cả (35,2% và 33,1%)… Điều

đáng lưu tâm là trong nghiên cứu của chúng tôi, ở vấn đề không hiểu con, HS

đánh giá về cha mẹ tương ứng là 30,0% đối với cha và 21,9% đối với mẹ và tựđánh giá của CMHS là 11,9% (bảng 2.3) cho rằng mình không hiểu con thì trong nghiên cứu của Lưu Song Hà, số HS cho rằng cha và mẹ là những người ít nhiều đã không hiểu con đều chiếm trên một nữa số HS được hỏi với tỷ lệ

phần trăm tương ứng là 57,5% đối với cha và 53,5% đối với mẹ và những tỷ

lệ này của HS cao hơn đến trên 10% so với sự tựđánh giá của cha mẹ (41,2% cha tự đánh giá và 43,5% mẹ tự đánh giá). Điểm chung đáng lưu ý ở cả hai nghiên cứu này chính là đánh giá của HS và CMHS có sự khác biệt quá lớn.

Theo Lưu Song Hà, đây là một kết quảđáng để chúng ta quan tâm bởi vì HS trung học cơ sở là những em từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi, là độ tuổi rất cần sự thông cảm của người thân, đặc biệt là của cha mẹ. Đây là thời kỳ các em gặp khá nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, các em rất cần sự nâng đỡ của cha mẹ, có hiểu con thì cha mẹ mới là điểm tựa giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Số liệu thể hiện ở PL2 [bảng 18] cho thấy, HS nam và HS nữ có sự đánh giá tương đồng nhau về mẹ của các em, tuy nhiên khi đánh giá về cha của các em thì không có sự tương đồng. Cụ thể, số HS nữ (35,2%) cho rằng cha của chúng không hiểucon nhiều hơn số HS nam (23,2%), và ngược lại số HS nam (13,0%) lại cho rằng cha của các em coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn cả

nhiều hơn số HS nữ (5,5%)

Số liệu theo độ tuổi cho thấy, nhìn chung, HS của cả ba khối lớp 7, 8 và 9

đánh giá về mẹ của các em có sự nhất trí với nhau. Tuy nhiên, duy nhất ở chỗ

mẹ đối xử với con độc đoán, cứng nhắc với con thì HS lớp 9 (16,7%) nhiều

hơn HS lớp 7 (12,0%) và lớp 8 (2,0%), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05). Đối với cha, không có sự nhất trí trong đánh giá của HS lớp 7, 8 và 9 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05)

được thể hiện ở chỗ: thương yêu con (58,0% HS lớp 7; 50,0% HS lớp 8 và 66,7% HS lớp 9); không hiểu con (22,0%; 62,0% và 70,0%); không gần gũi với con (6,0%; 20,0% và 16,7%); dành nhiều thời gian cho công việc hơn cho con (6,0%; 22,0% và 13,3%). [PL2, bảng 19]

Trong tựđánh giá của CMHS về bản thân, giữa cha của HS và mẹ của HS

không tương đồng nhau và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa

< 0,05) được thể hiện ở những nội dung như quan tâm con (88,3% cha của HS tự đánh giá và 79,6% mẹ của HS tự đánh giá), thương yêu con (88,3% và 75,9%) và đối xử với bạn độc đoán, cứng nhắc với con (11,7% và 5,6%). [PL2, bảng 20]

Tuy nhiên, có sự thống nhất với nhau trong việc tự đánh giá của CMHS có con trai và CMHS có con gái trong QHCM-C. Như đã phân tích ở trên, số

HS nam (24,6%) đánh giá cha đối xử độc đoán, cứng nhắc với con nhiều hơn

HS nữ (17,6%) thì cha của các em cũng có sự tự đánh giá về mình tương tự như các em trai và các em gái đánh giá về cha của chúng. Số CMHS có con trai cho rằng họ đã đối đối xử độc đoán, cứng nhắc với con nhiều hơn số

CMHS có con gái và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,031 < 0,05). [PL2, bảng 21]

Xét yếu tố CMHS có con học lớp 7, lớp 8 hay lớp 9, số CMHS có con học lớp 8 cho rằng cha mẹ Thương yêu con; Đối xử độc đoán, cứng nhắc với con,

Không gần gũi với con và Áp đặt con nhiều hơn số CMHS lớp 7 và lớp 9 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05). Và cũng chính số

CMHS lớp 9 tự thừa nhận rằng đã không hiểu con mình nhiều hơn số CMHS lớp 7 và lớp 8. [PL2, bảng 22]

Từ những phân tích số liệu thực trạng kiểu QHCM-C tuổi TN, chúng tôi có thể đưa ra những kết luận như sau: Trong gia đình, cha mẹ sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn trong ƯX với trẻ và trẻ cũng có sự nhìn nhận như thế. Tuy nhiên, không có sự thống nhất trong cách ƯX của CMHS và sự nhìn nhận của HS về chính cách ƯX đó của cha mẹ và có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê. Trong QHCM-C, đánh giá của HS và tự đánh giá của CMHS đều mang tính tích cực được thể hiện qua sự thương yêu, quan tâm, tôn trọng và

tin tưởng của cha mẹ dành cho trẻ. Tuy nhiên, CMHS có sự đánh giá bản thân tích cực hơn sự đánh giá của HS về cha mẹ của mình, có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)