Kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã bình thuận, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 27 - 29)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.3.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước

Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận), các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu của cả nước đạt tỷ lệ cao và đã hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu được 41,6 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp.

Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm

21

nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. Các địa phương này cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời gian tới [6]

2.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giải quyết những vướng mắc trong ông tác cấp GCNQSDĐ. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSDĐ và các vấn đề có liên quan.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh, trong năm 2017, công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả cao.Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận lần đầu được 343.157,77 ha, đạt 92,36% diện tích cần cấp, tăng 17,99% so với năm 2016, vượt 7,36% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội đề ra. Đặc biệt là đã giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường với các hộ dân từ nhiều năm nay chưa giải quyết, đã thu hồi và kiến nghị thu hồi trên 15.000 ha đất của các Nông, lâm trường, Ban quản lý rừng giao cho các địa phương để cấp cho các hộ dân phát triển sản xuất.

Kết quả có nhiều huyện vượt kế hoạch cấp giấy là: Đồng Hỷ 235%, Định Hóa 200%, Đại Từ 165,85 %, Phú Lương 156,55 %, Thành phố Thái Nguyên 104,75 % so với kế hoạch đề ra [13]

22

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã bình thuận, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 27 - 29)