Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã bình thuận, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 31 - 32)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của xã Bình Thuận

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Thuận là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở khu vực giữa của huyện và tiếp giáp với thị trấn Đại Từ và xã Hùng Sơn ở phía bắc, xã Khôi Kỳ ở phía tây bắc, Mỹ Yên ở phía tây nam, Lục Ba ở phía nam và Tân Thái ở phía đông.

Xã Bình Thuận có một phần nhỏ giáp với hồ Núi Cốc, một thắng cảnh được quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch quốc gia[1]. Xã Bình Thuận có một dòng suối nhỏ chảy qua, suối này khởi nguồn từ dãy núi Tam Đảo thuộc xã Mỹ Yên và đổ thẳng ra hồ Núi Cốc cũng trên địa bàn xã. Bình Thuận có tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua, đây là tuyến đường độc đạo nối thị trấn huyện lị và các xã phía nam của huyện.

Quy mô dân số toàn xã là 6852 người

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Xã Bình Thuận có địa hình đặc trưng của vùng trung du miền núi , bao gồm những cánh đồng nhỏ xen kẽ là những đồi núi thấp.Hướng dốc từ Tây xuống Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam.Với địa hình như vậy tạo điều kiện cho việc sản xuất các cây công nghiệp lâu năm .

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.

* Khí hậu, thời tiết: Xã Bình Thuận mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 – 230C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 6 và 7 đạt 29,20C và trung bình tháng thấp nhất tháng 11 và 12 đạt 150C. Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 85% lượng mưa cả năm.Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.

25

*Thủy văn: Chế độ thủy văn trên địa bàn phường chịu ảnh hưởng chính bởi suối Tấm với chiều dài 5km Hệ thống thủy văn này ngoài khả năng cung cấp nước, còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa môi trường sinh thái và tạo cảnh quan khu vực ,cùng với tiếp giáp với Hồ Núi Cốc nên việc chăn nuôi đánh bắt thủy hải sản cũng được chú trọng

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1087 ha

Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của xã chủ yếu là đất đồi gò xen lẫn đất phù sa cổ được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Công. Hiện nay và trong những năm tới đất đai của xã chủ yếu dành cho các mục đích nông nghiệp

b. Tài nguyên nước

Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 – 1.800mm) và nước suối Tấm cùng với nhiều hệ thống ao đầm.

c. Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp của xã có một diện tích : 20ha đất trồng rừng sản xuất, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên của xã [9]

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã bình thuận, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015 2017 (Trang 31 - 32)