Các yếu tố nền tảng để ứng dụng KPI vào đánh giá người lao động

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống KPIS đánh giá năng lực cán bộ viên chức trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 25 - 26)

C ƢƠN 2 BỘ Ỉ SỐ KP ÁN Á NĂN LỰ T Ự ỆN ÔN

2.1.6. Các yếu tố nền tảng để ứng dụng KPI vào đánh giá người lao động

a. Mối quan hệ với các nhân viên, các đoàn thể. Yếu tố quan hệ cộng tác thể hiện ở những vấn đề sau:

- Tất cả các bên liên quan phải hiểu được rằng để có được những sự thay đổi lớn trong cơ quan, tổ chức cần có sự thông hiểu lẫn nhau, cùng công nhận sự thay đổi là cần thiết và cùng nhất trí cách thức tiến hành thay đổi.

- Cam kết với các bên liên quan về việc thiết lập và duy trì cách thức sắp xếp hiệu quả và các tính thuyết phục trong tổ chức.

- Cùng xây dựng định hướng chiến lược cho việc áp dụng thực tiễn tốt nhất và các chỉ số cốt yếu.

b. Trao quyền cho đội ngũ người lao động “tuyến đầu”, việc trao quyền cho đội ngũ người lao động “tuyến đầu” thể hiện ở những điểm sau đây:

- Hiệu quả của hoạt động hệ thống truyền đạt thông tin từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, kể cả khả năng tiếp cận những thông tin chiến lược của tổ chức.

- Việc trao quyền cho người lao động để họ có những hành động kịp thời điều chỉnh tình huống có ảnh hưởng xấu đến các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu.

- Trao trách nhiệm cho nhóm dưới để họ có thể xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu đo lường hiệu suất của riêng mình.

c. Kết hợp các biện pháp đo lường, báo cáo và cải tiến hiệu suất. Yếu tố này bao gồm những quan điểm sau:

- Quá trình phát triển những chiến lược cải tiến hiệu suất và các chỉ số đo lường hiệu suất là một quy trình được lặp đi lặp lại. Điều này cho phép ta thay đổi các chỉ số đo lường sao cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của cơ quan, tổ chức.

- Cần chú ý điều chỉnh báo cáo để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả để từ đó có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định.

- Các chỉ số đo lường hiệu suất của tổ chức phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức phát triển các chỉ số cấp nhóm tương ứng.

d. Sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn bên ngoài:

- Một chuyên gia tư vấn bên ngoài với năng lực phù hợp chính là chìa khóa thành công của việc ứng dụng này.

- Chuyên gia tư vấn sẽ tham gia toàn thời gian trong vài tuần đầu tiên và bán thời gian khi đội ngũ dự án đã tiếp nhận nhiệm vụ.

e. Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu tất cả chỉ số đo lường:

- Việc lưu trữ đầy đủ các chỉ tiêu đo lường hiệu suất giúp các cấp quản lý dễ dàng tiếp cận, truy xuất cũng như điều chỉnh bổ sung các KPI cấp cơ quan, bộ phận, cá nhân.

- Kết quả các đợt đánh giá người lao động cũng cần lưu đầy đủ để so sánh sự tiến bộ của họ theo thời gian.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống KPIS đánh giá năng lực cán bộ viên chức trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)