Các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 180 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 34 - 38)

Để phòng ngừa và hạn chế RRTD, các NHTM thường áp dụng các biện pháp như sau:

- Thiết lập chính sách tín dụng với các quy định hợp lý.

- Xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ: Một quy trình tín dụng hợp lý là cơ sơ để xây dựng các phòng ban, bố trí nhân sự, phối hợp hoạt động; đánh giá việc thực hiện nguyên tắc, quy định và đánh giá hiệu quả hoạt động các phòng ban. Nó là cơ sở để các cán bộ ngân hàng ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình cũng như các mối quan hệ với những đồng nghiệp khác, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân cũng như cả tập thể. Nó giúp cho việc kiểm soát tiến trình cấp tín dụng. Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn cấp tín dụng NH có thể phát hiện và điều chỉnh những điểm không phù hợp của chính sách tính dụng và cả quy trình tín dụng. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc thiết lập các thủ tục hành chính cho phù hợp với hoạt động của NH, với quy định của cơ quan quản lý NH, với pháp luật. Quá trình quản trị RRTD gắn chặt với quá trình cấp tín dụng, do vậy quy trình tín dụng còn là cơ sở để tiến hành phân tích, kiểm soát RRTD.

Quy trình hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.3: Quy trình hạn chế rủi ro tín dụng

Nhận biết Đo lường

rủi ro rủi ro

Kiểm

soát và Quảnlý

xử lý rủi rủi ro

ro

Nguồn: Chrinko R.S Guill (2000)“A framework for assessing credit risk in depository institution” [2]

+ Nhận diện rủi ro: Nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nhằm thống kê tất cả các dạng RRTD, từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và xử lý rủi ro phù hợp.

+ Đo lường rủi ro: Xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của rủi ro, trên cơ sở đó xếp hạng rủi ro theo thứ tự ưu tiên để sử dụng nguồn lực kiểm soát.

+ Quản lý rủi ro: Là việc sử dụng các chiến lược, biện pháp, công cụ, kỹ thuật, chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất và ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với NH.

+ Kiểm soát và xử lý rủi ro: Là việc theo dõi, xác định những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý. Từ đó có những biện pháp tài trợ, xử lý rủi ro thích hợp: tự khắc phục rủi ro, chuyển giao rủi ro, trung hòa rủi ro.

- Áp dụng các mô hình đánh giá rủi ro

Các ngân hàng thường sử dụng một số mô hình trong việc xác định mức độ RRTD của khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được bao gồm:

+ Mô hình định lượng: mô hình phân biệt tuyến tính Altman, mô hình điểm số tín dụng, mô hình cho điểm theo chỉ tiêu...

- Bên cạnh đó, NH cũng thực hiện các công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD như:

+ Giám sát rủi ro tín dụng: Việc giám sát nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn, những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của KH để từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp xử lý kịp thời. Một số các phương pháp thuờng dùng trong NH có thể kể đến là: giám sát hoạt động tài khoản của KH tại NH, phân tích Báo cáo tài chính định kỳ, kiểm tra các bảo đảm tiền vay, giám sát các thông tin khác.

+ Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay thông qua quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay và bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi sát khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục.

+ Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm khách hàng sẽ giúp NH sàng lọc được những khách hàng không tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng: cấp tín dụng, chính sách lãi suất....

+ Phân loại nợ: Việc phân loại các khoản nợ của NH sẽ giúp NH có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng khoản vay, từng khách hàng vay để từ đó có các giải pháp kịp thời. Việc phân loại nợ sẽ là cơ sở cho việc đưa ra mức độ giám sát và mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

+ Hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng: Xây dựng một bộ phận kiểm tra kiểm soát tín dụng giúp phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

+ Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra trên cơ sở con số thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Bên cạnh những rủi ro truyền thống thì những rủi ro mang tính thị trường và rủi ro hệ thống nếu không được đánh giá đúng mức có thể khiến bất cứ một định chế tài chính lớn, một NHTM nào có thể hứng chịu những thiệt hại nặng nề, thậm chí có thể dẫn tới sụp đổ.

Thực hiện nội dung luận văn, trong Chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ các cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng. Bên cạnh việc làm rõ các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động tín dụng của một NHTM, luận văn cũng đưa ra các ảnh hưởng của nó đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và các biện pháp mà các ngân hàng thường sử dụng để hạn chế RRTD từ đó làm tiền đề để nêu lên thực trạng ở Chương 2 và giải pháp ở Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 180 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w