Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu 180 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 65 - 68)

3.2.4.1. Tạo ra môi trường thực hiện công tác hạn chế rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc

- Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ gồm các vấn đề: mức độ rủi ro chấp nhận được, khả năng sinh lời.

- Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách, quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát RRTD.

- Xác định và quản lý RRTD. Tất cả các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt.

3.2.4.2. Hạn chế rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát

- Các ngân hàng cần xác định và đánh giá tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm: biểu hiện của người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

- Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới.

- Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng.

- Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.

3.2.4.3 Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá, kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

- Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng. Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng. Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

- Hệ thống thông tin kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán. Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng. Bên cạnh đó xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

3.2.4.4. Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với RRTD

- Thực hiện quy trình cho vay một cách nghiêm ngặt:

+ Trước khi giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ sử dụng với khách hàng, đối chiếu danh mục quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và báo cáo trưởng phòng tín dụng.

+ Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ

sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét, tái thẩm định nếu

+ Giám đốc chi nhánh căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng. Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng báo cho khách hàng biết. Nếu cho vay thì NH cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay.

- Gia hạn nợ cho khách hàng: Chi nhánh đã thực hiện gia hạn nợ cho KH trong thẩm quyền cho phép đối với những KH có khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong trường hợp bất khả kháng.

- Giãn nợ: đối với các khoản vay không thể gia hạn nợ thì NH chuyển sang nợ

quá hạn và tùy vào thời hạn, tính chất hay mục đích sử dụng vốn của khoản vay để đưa

ra hướng giải quyết hợp lý. Giãn nợ chỉ được áp dụng với các đối tượng KH sau: + Những KH có tài sản đảm bảo thuộc sở hữu hợp pháp của KH, dễ dàng thanh lý.

+ Những KH có mối quan hệ lâu dài bền vững với NH.

+ Các DN làm ăn thua lỗ nhưng do yêu cầu cần thiết của nền kinh tế, của địa phương mà DN đó cần phải tiếp tục duy trì hoạt động.

- Định lại kỳ hạn trả nợ: Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chịu tác động của sự biến động nền kinh tế. Những thay đổi từ phía thị trường có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như trả nợ cho NH của KH. Khi đó, cán bộ tín dụng sẽ làm việc với KH để thỏa thuận lại kỳ hạn trả nợ để KH vừa có thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Miễn giảm lãi cho KH: NH đã tiến hành miễn giảm lãi vay cho các đối tượng KH cực kỳ khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, sự biến động của nền kinh tế, bị lừa đảo. Cụ thể, các đối tượng miễn giảm là:

+ KH bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn về tài chính: thiên tai, địch họa, biến động kinh tế, chính sách Nhà nước thay đổi.

+ Bên vay là cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, lao động chính bị ốm đau hoặc tai nạn chết.

+ Bên vay có tài sản thế chấp nhưng giá trị chỉ thanh toán được một phần nợ vay nhưng là nguồn duy nhất của bên vay để đáp ứng đời sống hàng ngày sẽ được xem xét giảm hoặc miễn toàn bộ lãi theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Thực hiện tốt công tác xử lý nợ quá hạn:

+ Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đôn đốc, giám sát KH để thu hồi nợ. + Thanh lý tài sản đảm bảo.

+ Bán nợ. + Xiết nợ.

+ Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp.

Một phần của tài liệu 180 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sỹ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w